Theo báo cáo mới nhất của Ipsos Việt Nam, 55% người tiêu dùng tại Việt Nam đã nhận thức được rác thải nhựa là vấn đề nghiêm trọng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả từ những nỗ lực của Chính phủ và các Bộ ban ngành trong công tác truyền thông vận động để hạn chế rác thải nhựa thời gian qua. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những áp lực rất lớn trong việc phải thay đổi để giải bài toán rác thải nhựa hướng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng đóng gói.
Thiếu lời giải tổng thể cho phương án tái chế nhựa
Theo số liệu công bố từ Ban tổ chức Hội chợ Messe Düsseldorf - hội chợ lớn nhất về ngành bao bì toàn cầu, hiện 70% bao bì được sử dụng là bao bì nhựa. Nhu cầu bao bì là rất lớn và nhiều năm qua nhựa là vật liệu được ưu tiên. Giảm rác thải nhựa thực chất là việc tạo ra những nguyên liệu an toàn và thân thiện với môi trường để thay thế nhựa.
Sản phẩm tái chế chính là hướng đi mà nhiều quốc gia hướng tới. Nhưng để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần sớm được đầu tư công nghệ, cũng như có những chính sách khuyến khích tạo thuận lợi. Đây là bài toán các doanh nghiệp đang loay hoay tìm lời giải.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!