Doanh nghiệp "cạn" việc, người lao động bị sa thải khó tìm việc mới

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 06/08/2020 20:31 GMT+7

VTV.vn - Theo dự báo, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, đến tháng 10, một làn sóng nhà máy sẽ dừng hoạt động. Doanh nghiệp bắt đầu cạn việc.

Từ miền Trung, hai vợ chồng anh Nghĩa vào Công ty Pouchen làm việc. Gắn bó 10 năm với công ty, thu nhập tăng dần. Vợ chồng anh mua đất, xây được nhà và nuôi 2 con ăn học. Việc giảm thu nhập do dịch COVID-19 là cú sốc lớn. Thế nhưng anh và nhiều công nhân đã an cư lạc nghiệp tại đây cũng không nghĩ đến chuyện tìm việc khác mà vẫn muốn làm ở công ty, công ty bảo đi làm lúc nào thì đi lúc đó.

Khó khăn, thu nhập thấp là vậy, nhưng rất ít lao động bỏ về quê, nhất là các lao động đã có gia đình. Chị Hải (quê Hà Tĩnh) vào Nam sống hơn chục năm và 3 đứa con đều ăn học tại đây. Chị đã nghỉ hơn 1 tháng và công ty trả lương tối thiểu hơn 4 triệu, nhưng chị không nghĩ bỏ việc. Chị tiếp tục bám trụ và hy vọng được đi làm dù bị giảm lương còn hơn ở nhà.

Doanh nghiệp cạn việc, người lao động bị sa thải khó tìm việc mới - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp buộc phải cho nghỉ từng dây chuyền và đóng từng xưởng do ít việc.

3 tháng qua, công nhân tại một công ty ở Hải Phòng tính ngày công đi làm chỉ bằng 1 tháng. Ngày nào đi làm thì tiền công bằng trước thời điểm dịch, còn thời gian nghỉ chỉ hưởng lương tối thiểu. Thu nhập mỗi tháng chỉ chỉ bằng một nửa trước kia, nhưng lao động ở đây cảm thấy thực sự may mắn vì vẫn được đi làm.

Nhiều doanh nghiệp buộc phải cho nghỉ từng dây chuyền và đóng từng xưởng. Doanh nghiệp khá thì cho lao động nghỉ cả tháng hưởng lương tối thiểu để chờ việc; doanh nghiệp yếu thì cắt giảm, sa thải và đóng cửa.

Điều tra mới nhất của Viện Công nhân Công đoàn tại một số địa phương cho thấy, hầu hết lao động mất việc đều chưa tìm được việc làm mới do không có nơi tuyển dụng. Còn các nhà máy đang đang hoạt động rất ít việc và công nhân có thể bị nghỉ việc bất cứ lúc nào.

Doanh nghiệp "cạn việc"

Thống kê cho thấy, 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng gần đây. Việc làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo... giảm mạnh nhất trong thập kỷ qua và gia tăng mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Ghi nhận tại một doanh nghiệp, từ tháng 2 đến nay, đối tác đặt hàng liên tục gửi thư điện tử báo ngừng, hủy, cắt hợp đồng đến doanh nghiệp. 6 tháng qua, doanh nghiệp sống trong sợ hãi vì đầu vào việc làm cứ teo dần.

Xưởng sản xuất hơn 10.000 m2 của doanh nghiệp buộc phải tháo dỡ thiết bị để làm kho chứa hàng đã sản xuất. Trong số hàng chứa tại đây, phần lớn là hàng của các đối tác đã đặt rồi "bỏ của chạy".

Doanh nghiệp cạn việc, người lao động bị sa thải khó tìm việc mới - Ảnh 2.

Việc làm cho hàng triệu lao động ngành dệt may, da giày ngày càng ít. (Ảnh: Dân trí)

Nếu như đầu dịch, doanh nghiệp còn lo thiếu nguyên liệu đầu vào, thì nay mối lo lớn hơn là thiếu việc làm cho lao động. Doanh nghiệp không tăng giờ làm thêm, mỗi ngày chỉ làm 1 ca, cắt 1 ngày làm trong tuần, luân phiên làm việc theo tuần, theo tháng để giãn việc.

Phần lớn doanh nghiệp gia công dệt may, da giày đã đến ngưỡng không thể chịu nổi khi sức ép việc làm cho hàng triệu lao động ngày càng ít.

6 tháng cuối năm có thể sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc 6 tháng cuối năm có thể sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc

VTV.vn - Theo Bộ LĐ-TB&XH, tình hình lao động thất nghiệp trong 6 tháng cuối năm sẽ còn diễn biến phức tạp, bởi khi đó các DN xuất khẩu mới thực sự ngấm hậu quả của COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước