Cơ khí là lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao, vù vậy ở nước ta ngành cơ khí còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, vệc các doanh nghiệp cơ khí tìm thị trường mới thông qua các hiệp định thương mại đã mở ra hướng đi mới, giúp họ có chân hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài việc đầu tư công nghệ, doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ lao động có tay nghề và tuân thủ quy trình sản xuất hàng xuất khẩu mới có được thị trường ổn định.
Theo Hiệp hội cơ khí Việt Nam, việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận công nghệ mới vì chính từ yêu cầu của đơn hàng, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 214 tỷ USD, trong đó riêng lĩnh vực thiết bị, máy và phụ tùng khác đạt hơn 12,7 tỷ USD. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cơ khí, doanh nghiệp cần thông qua các đại lý phân phối để thu thập phản hồi của thị trường, từ đó đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và mẫu mã cho các thị trường xuất khẩu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!