Doanh nghiệp ủng hộ việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

VTV Digital-Thứ năm, ngày 24/03/2022 10:02 GMT+7

VTV.vn - Việc giảm thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu được đánh giá là kịp thời, góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường với xăng giảm 50%, tương ứng 2.000 đồng/lít. Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn có mức giảm tương tự, từ 2.000 đồng xuống 1.000 đồng/lít. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/4 đến hết ngày 31/12/2022.

Trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này được đánh giá là kịp thời, góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo Bộ Tài chính, với dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm nay tương đương như thời điểm năm 2019, khi đó với mức giảm thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ làm giảm thu Ngân sách Nhà nước cả năm khoảng 31.930 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá xăng giảm sẽ hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp phục hồi, đồng thời góp phần làm giảm chỉ số CPI.

"Việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm CPI bình quân năm 2022 ước khoảng 0,76% - 0,85%. Tuy nhiên, do thuế bảo vệ môi trường là số tuyệt đối, CPI là số tương đối nên tác động của việc giảm thuế bảo vệ môi trường đến CPI giảm dần khi giá xăng dầu tiếp tục tăng lên so với hiện hành; giảm 0,61% CPI nếu giá xăng dầu tăng 10% so với mức hiện hành", ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay.

Doanh nghiệp ủng hộ việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Ảnh minh họa.

Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, mà còn góp phần giảm bớt tác động tiêu cực của giá xăng dầu tăng mạnh lên các chương trình phục hồi kinh tế.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay: "Chúng tôi cho rằng, mức giảm tăng lên có thể giúp hoạt động kinh doanh tốt lên. Từ đó, người dân và doanh nghiệp lại nộp thuế vào ngân sách. Việt Nam cũng là một quốc gia xuất khẩu dầu thô nên bản thân nguồn thu tăng thêm từ việc giá xăng dầu tăng rất lớn".

Đối với các doanh nghiệp vận tải, việc giảm thuế cũng hỗ trợ phần nào khó khăn của họ. Hơn nữa, vận tải cũng là đầu vào của nhiều các lĩnh vực khác, từ công nghiệp, thương mại đến du lịch.

"Với mức hỗ trợ này sẽ giảm chi phí xăng dầu được 600 nghìn đồng, góp phần làm doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn, đời sống của người lái xe cũng đỡ vất vả hơn", ông Dương Trí Thanh - Phó Tổng giám đốc G7 Taxi cho hay.

Theo đại diện các cơ quan của Quốc hội, trong dài hạn, có thể cân nhắc giảm các sắc thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Đồng thời, nghiên cứu khả năng bổ sung công cụ cho Quỹ Bình ổn giá xăng dầu bằng hiện vật, nhằm đa dạng hóa các công cụ điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn thị trường.

Từ 1/4, giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu Từ 1/4, giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

VTV.vn - Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước