ECB chính thức tung gói QE "khủng" vào nền kinh tế

TCKD-Thứ năm, ngày 22/01/2015 22:49 GMT+7

Ảnh minh họa

Theo đó, ECB sẽ "bơm" thêm 60 tỷ Euro mỗi tháng vào nền kinh tế cho tới tháng 9 năm 2016 để thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt áp lực giảm phát.

Cách đây ít giờ, cuộc họp đầu tiên trong năm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức diễn ra. Đây là cuộc họp rất được mong đợi vì nó sẽ quyết định xem liệu ECB có triển khai thêm các biện pháp kích thích nào trong bối cảnh giảm phát tại khu vực.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã thông báo chương trình mua tài sản mới QE, theo đó, ECB sẽ bơm thêm 60 tỷ Euro mỗi tháng vào nền kinh tế cho tới tháng 9 năm 2016 để thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt áp lực giảm phát. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Eurozone đang gặp nhiều khó khăn với chỉ số lạm phát ở dưới 0% và tăng trưởng kinh tế khu vực dưới 1%. Trước đó, ECB đã quyết định giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục 0,05%. Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, đồng Euro đã giảm 0,5% so với đồng USD, giao dịch ở mức 1 Euro đổi 1,1555 USD.

Ý kiến chuyên gia về chương trình QE của ECB

Có vẻ như QE là lựa chọn cần thiết với Eurozone thời điểm này. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là, liệu triển khai QE có đủ để khôi phục nền kinh tế châu Âu như đối với kinh tế Mỹ.

Ông Ulrich Grillo, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Đức nói: "Sức ảnh hưởng của riêng QE là không nhiều, châu Âu cần nhiều biện pháp đồng thời như đầu tư, tái cơ cấu để tăng cường sức cạnh tranh. QE là quan trọng nhưng không thể quyết định tất cả".

Bà Marie Diron, Phó Chủ tịch Moody’s nhận định: "QE là cần thiết với Eurozone, làm tăng lạm phát cũng như kỳ vọng tăng trưởng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có thể QE sẽ không có sức mạnh ở khu vực này như với Mỹ vì khi FED bắt đầu chương trình, giá tài sản vốn không thấp như ở châu Âu hiện nay".

Trong khi đó, ông Reiner Hoffmann, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Đức cho hay: "Vấn đề không chỉ là tiền mặt mà còn cả chính sách tài khóa. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để kiểm soát cuộc cạnh tranh về thuế giữa các nước thành viên cũng như để ra thêm các loại thuế mới".

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước