Eurozone lo ngại Italy thành Hy Lạp thứ hai

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 01/06/2018 06:20 GMT+7

VTV.vn - Gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, biến động chính trị tại Italy tiếp tục làm dấy lên mối lo về tương lai đồng Euro và hệ thống tài chính châu Âu.

Biến động chính trị tại Italy khiến những ngày cuối tháng 5 đã nóng lại càng nóng hơn trên thị trường tài chính. Tuy rằng tới lúc này, tình hình đã lắng xuống, nhưng các nhà đầu tư vẫn đang nín thở chờ đợi những diễn biến tiếp theo.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Hy Lạp rơi vào một vòng xoáy suy thoái nghiêm trọng, khi nước này không thể trả nổi số nợ công đã lên tới hơn 170% GDP. Để đổi lấy khoản cứu trợ tài chính 240 tỷ Euro từ EU và IMF, Hy Lạp đã buộc phải chấp nhận các chính sách khắc khổ, thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, cắt trợ cấp.

Người dân Hy Lạp đã bất mãn cho tới năm 2015 khi Đảng cấp tiến Syriza đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử Quốc hội, đưa thủ lĩnh Alexis Tsipras vào ghế Thủ tướng. Ông này cam kết xóa bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ đề ra.

Hân hoan là vậy, nhưng sau bầu cử, tình hình căng thẳng càng trở nên tồi tệ. Các cuộc đàm phán lại điều kiện cứu trợ từ phía Hy Lạp đều bất thành trước sự cứng rắn của các chủ nợ. Hy Lạp một lần nữa cạn tiền mặt, các ngân hàng đóng cửa, trước các máy rút tiền là hàng dài người chờ đợi.

Trước vòng đàm phán cuối cùng về điều kiện cứu trợ, mối lo ngại của giới đầu tư ngày càng tăng lên. Viễn cảnh Hy Lạp sẽ vỡ nợ và ra khỏi khối Eurozone giáng một đòn mạnh vào khối liên minh này, khiến đồng Euro liên tục mất giá, chứng khoán lao dốc.

Mọi việc sau cùng đã trở lại như ban đầu. Hy Lạp tiếp tục thắt lưng buộc bụng, và các chủ nợ tiếp tục giải ngân những khoản cứu trợ tiếp theo.

Nền kinh tế Hy Lạp được giải cứu và viễn cảnh đồng Euro tan vỡ được tạm đẩy lùi. Nhưng Hy Lạp đã là một minh chứng rõ ràng cho sự mong manh của khối đồng tiền chung gần 2 thập kỷ này, và người ta lo ngại, Italy với khối nợ công chỉ đứng sau Hy Lạp, sẽ là một mối nguy tiềm tàng.

Italy có nền kinh tế lớn gấp 10 lần Hy Lạp. Nếu Italy cũng rơi vào tình trạng như Hy Lạp, thì tác động của nó lên châu Âu và đồng Euro cũng tồi tệ gấp 10 lần.

Hiện Italy là nền kinh tế nặng nợ nhất ở Eurozone, với khối nợ 2.300 tỷ USD. Italy giống như một người đang vác trên lưng một hòn đá tảng nặng gấp rưỡi trọng lượng cơ thể mình. Và khi một quốc gia lâm vào khủng hoảng, điều mà các chính trị gia thích làm nhất đó là đổ lỗi cho Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, nếu Italy quay lưng lại với Liên minh châu Âu, tương lai đồng Euro sẽ rất đáng báo động. Ngày 30/5, đồng Euro đã xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, 1 Euro đổi 1,15 USD.

Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trái phiếu Italy, đổ xô đến những tài sản an toàn như trái phiếu Mỹ hay Đức. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm do Chính phủ Italy phát hành đã tăng vọt, do nhà đầu tư lo ngại rủi ro.

Thị trường toàn cầu chao đảo vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Italy Thị trường toàn cầu chao đảo vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Italy

VTV.vn - Những quan ngại về cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Italy đã khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước