Tuy nhiên, đó là tình huống ngặt nghèo với các nhà đầu tư, khi việc hạ lãi suất có thể xuất phát từ việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Việc hạ lãi suất vốn không phải là yếu tố thúc đẩy thị trường đi lên và có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại về cuối năm. Các chuyên gia trên Phố Wall cảnh báo các thị trường phản ứng tích cực trước khả năng FED có thể bắt đầu hạ lãi suất vào năm tới, nhưng đây lại là "con dao hai lưỡi", khi động thái này báo hiệu về tình hình nền kinh tế.
Khi lạm phát hạ nhiệt và FED tiếp tục dừng tăng lãi suất, các nhà đầu tư đã dự báo FED sẽ hạ lãi suất trong năm 2024. Các thị trường nhận định có 95% khả năng lãi suất vào tháng 12/2024 sẽ giảm so với mức hiện nay.
Tâm lý lạc quan có được là nhờ số liệu lạm phát được công bố tuần trước thấp hơn dự kiến, với mức tăng giá cả 3,2% trong tháng 10/2023, so với dự báo tăng 3,3%.
Tuy nhiên, việc hạ lãi suất không phải là điều chắc chắn sẽ đẩy thị trường lên như hy vọng. Đó là do quyết định nới lỏng chính sách của FED có thể là phản ứng trước việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và việc cắt giảm mạnh là do suy thoái.
Các thị trường đang chờ xem liệu quyết định hạ lãi suất của FED có đưa đến sự phục hồi của thị trường chứng khoán hay không.
Tuy nhiên, người phụ trách chiến lược của JPMorgan, Marko Kolanovic, nhận định một cuộc suy thoái sẽ là trở ngại lớn đối với thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu có thể mất đến 20% nếu nền kinh tế suy thoái.
Theo các nhà chiến lược của Deutsche Bank, FED đã hạ lãi suất trước một cuộc suy thoái 5 trong 10 lần suy thoái trước đây của kinh tế Mỹ.
Điều đó cho thấy hạ lãi suất không phải để ngăn chặn suy thoái mà thường là dấu hiệu của những vấn đề sắp xảy ra.
Theo UBS, lãi suất có thể giảm 275 điểm cơ bản nếu kinh tế Mỹ suy thoái vào giữa năm tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!