Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Nguyên nhân được xác định là do giá xuất khẩu tăng mạnh. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện nay, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,4% thị phần, khối lượng nhập khẩu đạt 1,72 triệu tấn, tương đương 797,6 triệu USD, giảm 2,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng tại nhiều thị trường. Cụ thể, thị trường Senegal gấp 3,55 lần, đạt 42,1 nghìn tấn và 15 triệu USD; Indonesia gấp 2,9 lần, đạt 64,9 nghìn tấn và 36,2 triệu USD; Trung Quốc tăng 82,5%, đạt 536,2 nghìn tấn và 316,9 triệu USD.
Xuất khẩu gạo Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng tại nhiều thị trường. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Chủng loại xuất khẩu cũng có sự biến động theo hướng gạo chất lượng xuất khẩu tăng mạnh. Hiện, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo Japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%. Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (544,1 triệu USD, chiếm 55,4%), Malaysia (129,9 triệu USD, chiếm 13,2%), Cuba (72,6 triệu USD, chiếm 7,4%).
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Jasmine và gạo thơm là Philippines, Ghana, Bờ Biển Ngà. Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc, Philippines, Indonesia.
Trong khi đó, với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati, Đảo quốc Solomon, Philippines...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!