Các chuyên gia cho rằng, nhiều giải pháp có thể làm ngay để ổn định thị trường, bình ổn giá cả, như làm việc với các nhà cung cấp, cắt giảm chi phí không cần thiết.
Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho hay: "Làm sao chúng ta đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho sản xuất trong bối cảnh đứt gãy và lạm phát chuỗi cung ứng. Ngoài ra, phải điều hành giá cả sao cho phù hợp với giá của thế giới, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng".
Theo các chuyên gia, đảm bảo nguồn cung là một trong những giải pháp quan trọng bình ổn giá cả thị trường hàng hoá trong nước. (Ảnh minh họa: TTXVN)
"Doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại cắt giảm đi chi phí không cần thiết, việc đó giúp hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn và đòi hỏi chi phí đầu vào ít hơn. Lượng hàng hoá nhiều hơn mà lượng đầu tư ít hơn là giải pháp cân đối phương tiện thanh toán và hàng hoá", ông Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho hay.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ tăng cường truyền thông các biện pháp tiêu dùng mới, ứng dụng 4.0 giúp doanh nghiệp cắt giảm bớt các chi phí mặt bằng nhân sự, từ đó ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng dù thị trường nhiều biến động.
Bình ổn giá để ổn định kinh tế vĩ mô VTV.vn - Giá xăng dầu, nguyên vật liệu... tăng cao, trong bối cảnh đó, Việt Nam là nền kinh tế mở nên chịu tác động rất mạnh, gây ra áp lực lạm phát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!