Theo số liệu từ Bộ Thương mại, nhiều mặt hàng rau củ vào thị trường châu Âu đã giảm đáng kể.
Quan sát từ các đại siêu thị tại Pháp, chanh leo và măng cụt Việt Nam phải cạnh tranh với quả chanh leo và măng cụt Colombia, xoài Việt nam cạnh tranh với xoài Nam Mỹ và châu Phi. Quả thanh long Việt nam thật bất ngờ lại phải cạnh tranh với thanh long đến từ châu Phi.
Không có bất cứ chiến dịch truyền thông nào để chỉ ra rằng rau củ quả Việt nam có mùi vị thơm ngon hơn vì việc giá thành sẽ quyết định.
Quả su su đến từ Italy, cùng với nó là nhiều loại rau của châu Á khác được trồng ngay tại các trang trại tại châu Âu và Pháp. Nghĩa là việc cạnh tranh về giá đã hoàn toàn được giải quyết xong, ai gần người ấy thắng.
Theo bà Stephanie Duriez - quản lý trang trại Pepinieres, tỉnh Loire, bắt đầu từ những người ăn rau củ hữu cơ và ăn chay là những người tiêu thụ rau củ nhiều hơn người Pháp nói chung, họ tìm kiếm các loại rau củ khác nhau để làm phong phú thêm cho bữa ăn và họ thích những các loại rau củ mà trước đây có thể chưa có.
Cùng với làn sóng của ẩm thực châu Á và nhu cầu đổi mới khẩu vị cho những người ăn rau củ hữu cơ và thuần chay ngày một nhiều, rau có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đã được trồng tại các nhà vườn ngay tại châu Âu.
Ngày xưa, để nấu một bữa ăn châu Á, người dân phải đến các cửa hàng dành cho người châu Á, còn bây giờ thì không cần nữa, nó đã được bán tại các siêu thị.
Như vậy, khoảng trống trên thị trường rau củ nhiệt đới đã dần được điền với lợi thế về giá thành và cảm tình của người tiêu dùng châu Âu khi hạn chế được việc thải khí Carbon trong quá trình vận chuyển.
Nếu giải quyết được việc maketing cho rau củ quả đến từ Việt Nam, chúng ta lại gặp phải việc khác nữa là sự cạnh tranh sát sườn khác là rau củ quả đến từ châu Á đã được dần trồng tại châu Âu.Đây là một bài toàn nan giải cho rau củ quả Việt Nam đến từ chính Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!