Trước thực trạng trên, nhiều ngân hàng lớn ở Việt Nam đã nhận diện rõ nợ xấu và dự trù các kịch bản để xử lý hiệu quả. Từ đó nguy nguy cơ nợ xấu được giảm bớt, đảm bảo hệ thống tín dụng phát triển lành mạnh.
Gia tăng thêm cả nghìn tỷ đồng để bổ sung nguồn lực mua nợ xấu trong năm 2021 là kế hoạch đã được VAMC dự trù. Không phải ngẫu nhiên VAMC lại gia tăng nguồn lực tới 25% để xử lý nợ xấu so với năm trước.
Dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế suy giảm, nợ xấu vì thế cũng gia tăng. Ảnh minh họa - Dân trí.
Phải trích lập dự phòng nhiều hơn, thậm chí phải hi sinh lợi nhuận nhiều hơn nữa để kiểm soát và kiềm chế nợ xấu là cách mà hầu hết các ngân hàng phải lên kế hoạch thực thi trong năm 2021.
Tiếp tục cho vay và hạ lãi suất là giải pháp căn cơ và lâu dài để giảm thiểu nợ là điều mà nhiều chuyên gia đề xuất trong năm 2021.
Hơn 335.000 tỷ đồng là số tiền mà các tổ chức tín dụng đã giãn, hoãn thời gian trả nợ cho 270.000 doanh nghiệp trong năm 2020. Bởi vậy, nếu không có các biện pháp, chính sách tích cực để kiểm soát số tiền này sẽ có nguy cơ trở thành nợ xấu.
Việc nhận diện rõ nợ xấu và kinh nghiệm xử lý nợ xấu các ngân hàng đã có, nhưng việc xử trí để kiểm soát và kiềm chế nợ xấu là điều các ngân hàng trong năm 2021 không thể lơ là.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!