Đây là mức tăng trưởng âm đầu tiên sau 5 quý và là mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tiêu dùng cá nhân đã giảm đến 2,9%, tiếp đến là nhu cầu đầu tư cơ sở, trang thiết bị kinh doanh, đầu tư nhà ở đều giảm.
Xuất nhập khẩu trong Quý IV/2019 cũng giảm do ảnh hưởng của ma sát thương mại Mỹ - Trung. Kể từ tháng 10/2019, kinh tế Nhật Bản đã hứng chịu tác động từ việc tăng thuế từ 8% lên 10%, dẫn đến các nhu cầu trong nước đều giảm.
Thông tin ảm đạm về GDP ngay lập tức đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Tokyo. Mở đầu phiên giao dịch sáng 17/2, chỉ số Nikkei 225 Tokyo đã giảm mạnh 1,34%, sau đó có xu hướng phục hồi nhẹ.
Trong quý tiếp theo, kinh tế Nhật Bản tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro khi dự báo ngành du lịch nước này có thể thiệt hại tới 1,3 tỷ USD do dịch COVID-19 và Nhật Bản cũng phải chi đến 94 triệu USD từ quỹ dự phòng cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo các chuyên gia của Nhật Bản, phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để kiềm chế dịch COVID-19, các doanh nghiệp liên quan tới du lịch của nước này phải đối mặt với mối đe dọa là tình trạng phá sản theo chuỗi. Trong trường hợp như vậy, tác động lan truyền sẽ thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế Nhật Bản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!