Kinh tế trước những rủi ro của biến đối khí hậu

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 12/07/2024 17:14 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, Cơ quan giám sát khí hậu của liên minh châu Âu cho biết, tháng 6 vừa qua là tháng 6 nóng nhất trong lịch sử.

Ở nơi lạnh nhất thế giới, các loài sinh vật cảm nhận rất rõ hậu quả của trái đất nóng lên. Hàng nghìn con hải mã chen chúc nhau trên bờ biển Bắc Băng Dương do những tảng băng ngày càng ít đi vì khí hậu nóng lên. Hải mã cố gắng tìm đến biển theo con đường ngắn nhất. Và hậu quả là đã có những cú ngã dẫn tới cái chết thương tâm của hải mã. Cảnh tượng một con vật nặng tới 3 tấn rơi từ vách núi đá dựng đứng trong một bộ phim tài liệu của Netflix trở thành một thước phim ám ảnh.

Một vài năm trở lại đây, bất động sản ven biển đang được coi là bất động sản rất có giá trị. Nhưng với tốc độ phát thải như thế này, con người không dừng lại, chỉ vài chục năm nữa, việc quyết định xem bất động sản nào có giá sẽ không nằm trong tay của chủ đầu tư hay của con người. Mà biến đổi khí hậu sẽ là ông chủ của thị trường, quyết định xem chỗ nào mới là chỗ con người nên ở.

Đối với nền kinh tế, nhiệt độ tăng sẽ biến những đô thị sầm uất nhất đứng trước rủi ro bị mực nước biển nhấn chìm. Còn từ giờ tới năm 2030, hàng chục thành phố có thể sẽ nằm dưới mực nước biển. Theo dữ liệu của tổ chức Biến đổi khí hậu IPCC, 5 thành phố đứng đầu danh sách chìm dưới mực nước biển này sẽ là Amsterdam- Hà Lan; Basra - Iraq, New Orleans - Mỹ (nơi đã hứng chịu cơn bão Katrina); Venice - Italia, và đứng thứ 5, chính là Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.

TS. Hồ Long Phi - Nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhận định: "Tương lai đó đến 20230 hay 2050 dần dần TP. Hồ Chí Minh cũng sống dưới mặt nước biển giống như Hà Lan hiện tại. Có nghĩa là Hà Lan sống dưới mực nước biển 4-5m. Đòi hỏi phải có những giải pháp thích ứng, trong đó hạ tầng rất quan trọng. Hà Lan đầu tư rất nhiều cho chuyện này, dành một năm theo tỉ lệ phần trăm là 1-2% GDP cho việc ứng phó đó".

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, không chỉ cần có hạ tầng cơ sở. Mà còn cần những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, để hạ sốt cho "trái đất". Và khi nói tới khả năng giảm phát thải khí CO2, một số quốc gia đã tìm ra những tài sản quý giá. Ví dụ như những rừng cây xanh tốt, với giúp các nước bán tín chỉ carbon, hay như đàn cá voi của Brazil, được định giá cao gấp 10 lần xuất khẩu cà phê năm 2022, vì mỗi con cá voi có thể xử lý được 33 tấn khí CO2 trong cả cuộc đời của chúng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước