Kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để phát triển bền vững toàn diện

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 05/12/2019 20:08 GMT+7

VTV.vn - Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn chính là việc chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đang hướng tới vì mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Đây đang là một xu hướng phát triển bền vững nhằm đạt được cả 2 mục tiêu: Ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn chính là việc chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đang hướng tới vì mục tiêu phát triển bền vững

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. Các nhà phân tích nhận định, Việt Nam cần phải thay đổi nhanh chóng cách tiếp cận, chuyển đổi từ các mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.

Với những nỗ lực thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đã nằm trong nhóm 1/3 quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong khối ASEAN. Nhiều mô hình sản xuất tuần hoàn trong nông nghiệp đang khẳng định được những thành công bước đầu. Hiệu quả sản xuất được nâng lên và đặc biệt chất thải ra môi trường đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam mới chỉ ở mức độ sơ khởi.

Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện.

Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện kinh tế tuần hoàn, Ủy ban châu Âu đã kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác.... Theo ước tính thực tế tại châu Âu, kinh tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích 600 tỷ Euro mỗi năm, 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Trong những năm vừa qua, các nền kinh tế trên thế giới đang chứng kiến sự dịch chuyển từ nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn. Đó là nơi chất thải thay vì bị vứt bỏ, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường thì sẽ được "hồi sinh" dưới dạng các nguồn lực khác nhau và một lần nữa tham gia vào quá trình sản xuất và sử dụng. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro về khan hiếm các nguồn lực trong tương lai, giải quyết các vấn đề môi trường cũng như mở ra cơ hội tăng trưởng GDP. Tinh thần này cũng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo của phát triển đất nước và sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.

Xây dựng mối quan hệ khu vực công - tư trong nền kinh tế tuần hoàn Xây dựng mối quan hệ khu vực công - tư trong nền kinh tế tuần hoàn

VTV.vn - Chính phủ Na Uy sẽ hỗ trợ 5 nước tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, với dự án "Biến nhựa đại dương thành cơ hội trong nền kinh tế tuần hoàn".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước