Kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế chú trọng vào việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo vòng khép kín, phân biệt với nền kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ.
Với lượng rác thải không xử lý hiện thuộc top 5 trên thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn. Một nền kinh tế dự báo sẽ đạt giá trị ít nhất 4,5 nghìn tỷ USD đến năm 2030 trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để tham gia chuỗi giá trị này? Liệu có "cửa" cho doanh nghiệp nhỏ?
"Nền kinh tế tuần hoàn chắc chắc không phải chỉ dành cho các công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp lớn mà cần được mở rộng cho tất cả mọi đối tượng. Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư (PPP) trong nền kinh tế tuần hoàn nhằm tận dụng những giải pháp đổi mới sáng tạo, giúp gia tăng vòng đời của nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng. Một công ty startup với những ý tưởng đột phá, một công ty nhỏ đem đến giải pháp cần thiết cho một vấn đề cấp bách…, tất cả đều được chào đón tham gia vào sáng kiến này. Đó cũng là điều chúng tôi thực sự cần, làm sao có thể phối hợp với các tổ chức khác, phát huy những thế mạnh của nhau và cùng chung tay góp phần xây dựng thành công nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam" - ông Laurent Levan - Tổng Giám đốc URC Việt Nam, cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!