Kinh tế Việt Nam là điểm sáng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Quỳnh Anh-Thứ ba, ngày 07/07/2020 19:34 GMT+7

VTV.vn - Theo báo cáo mới nhất của Fitch Ratings, Việt Nam là quốc gia nổi bật trong thị trường châu Á với khả năng phục hồi kinh tế và kiểm soát dịch.

Theo Fitch Rating, Việt Nam là một trong bốn quốc gia nằm trong chỉ số Fitch ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng kinh tế dương trong năm nay. Dữ liệu chính thức cho thấy GDP quý 2 ước tính tăng khoảng 0,4%, mặc dù dịch bệnh đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới du lịch và xuất khẩu. 

Fitch cho rằng, số liệu phù hợp với dự báo tăng trưởng 2,8% cả năm đã đưa ra trước đó. Tổ chức này dự báo kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc vào năm 2021, khi các nhu cầu bên ngoài, bao gồm cả khi xuất khẩu, du lịch được phục hồi.

Sau dịch COVID-19, Việt Nam đã đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế trị giá nghìn tỷ đồng để vực dậy nền kinh tế sau dịch. Gói hỗ trợ bao gồm hoãn thuế, giảm thuế và miễn thuế, cũng như hỗ trợ tiền cho các công nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch. Theo ước tính của Fitch, tỷ lệ nợ trên chính phủ được kỳ vọng tăng lên khoảng 42% trong năm 2020, nhưng con số này vẫn ít hơn con số trung bình 59% của các nước trong khu vực.

Kinh tế Việt Nam là điểm sáng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam từ năm 2012 - 2019.

"Fitch dự báo sự phục hồi của Việt Nam trong nửa cuối năm nay và năm tới. Tuy nhiên, xếp hạng thời gian tới sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, vẫn luôn có rủi ro số ca mắc bệnh tăng trở lại, ngăn trở các hoạt động kinh tế. Thứ hai, Việt Nam là nền kinh tế mở nên vẫn bị ảnh hưởng nặng nề chừng nào kinh tế thế giới còn đóng cửa. Thứ ba, vẫn có những rủi ro thua lỗ tiềm ẩn từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước hay rủi ro nợ xấu từ khu vực ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh", bà Sagarikia Chandra, Phó Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia, Fitch Ratings cho hay.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã nới lỏng các chính sách tài khoá để hỗ trợ nền kinh tế. Môi trường lãi suất thấp và áp lực nhà nước trong việc cắt giảm các điều khoản vay sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế chậm và hạn chế cho vay cũng sẽ gây ảnh hưởng. Những yếu tố này sẽ làm lộ ra các điểm yếu của lĩnh vực ngân hàng, như các khoản vay có vấn đề đã kéo xếp hạng của Việt Nam thụt lùi. 

Tuy vậy, triển vọng kinh tế có thể thay đổi. Việt Nam được hưởng lợi từ việc chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng cao cùng chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Theo báo cáo của Văn phòng dệt may Hoa Kỳ, thị phần xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ tăng từ 12,9% tới 15,5%. Việt Nam cũng thu hút 8,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam là điểm sáng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 2.

Hiệp định EVFTA sắp tới dự kiến sẽ mang lại nhiều dấu hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng bởi các chính sách của các quốc gia khác. Mới đây, tác động tổ từ hiệp định EVFTA có hiệu lực vào tháng 8 tới cũng đem lại những dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, theo Fitch, Việt Nam vẫn cần chuẩn bị kỹ để tận dụng hiệp định này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước