Kinh tế Việt Nam ra sao khi FED tiếp tục nâng lãi suất kỷ lục?

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 28/07/2022 20:46 GMT+7

VTV.vn - Đồng USD trở nên mạnh hơn sau quyết định tăng lãi suất của FED sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam.

Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch chứng khoán chiều nay (28/7), chỉ số VN-Index bật tăng hơn 17 điểm, tương đương 1,43%. Giá trị giao dịch tăng gấp 1,5 lần cho với hôm qua (27/7).

Tuy nhiên, khi đồng USD trở nên mạnh hơn sau quyết định tăng lãi suất của FED cũng tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là khi doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng đồng USD để thanh toán, ngoài ra có thể gây áp lực tăng lãi suất trong nước và tỷ giá hối đoái.

Đóng cửa phiên giao dịch chiều nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại niêm yết quanh mức 23.500 - 23.520 đồng/USD, tăng nhẹ khoảng 10 đồng so với ngày hôm qua. Mức này là không đáng kể, nhưng nếu tiếp tục tăng sẽ tạo áp lực với các khoản vay bằng USD.

Kinh tế Việt Nam ra sao khi FED tiếp tục nâng lãi suất kỷ lục? - Ảnh 1.

Đóng cửa phiên giao dịch chiều 28/7, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại niêm yết quanh mức 23.500 - 23.520 đồng/USD. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Các khoản cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng, làm chi phí đầu vào đối với đồng USD. Như vậy sẽ làm giảm NIM lợi nhuận của ngân hàng", bà Nguyễn Ánh Vân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, cho biết.

Khi đồng USD mạnh lên so với Euro, với Yen Nhật hay với Won của Hàn Quốc, về lý thuyết doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, thiết bị từ các thị trường này sẽ được hưởng lợi, nhưng thực tế lại khác.

"Chúng tôi nhập khẩu các linh kiện từ Hàn Quốc, nhưng giá cả lại theo các tiêu chuẩn, không dựa vào đồng tiền Won, chủ yếu là giao dịch bằng ngoại tệ là USD", ông Trịnh Bá Ngọc, Giám đốc Công ty Osaka Seimitsu, cho hay.

Chỉ trong 1 tháng qua, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng gấp 5 lần.

"Lãi suất từ giờ đến cuối năm sẽ có xu hướng nhích lên, cả thị trường một lẫn thị trường 2, tức là huy động vốn từ dân cư, tổ chức tăng lên. Trong ngắn hạn, ngay lập tức lãi suất liên ngân hàng đã tăng rồi", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong, thông tin.

Áp lực là có, nhưng đồng tiền Việt Nam chỉ mất giá khoảng 2,5%, mức thấp nhất tại châu Á. Đây là kết quả của nhiều nguyên nhân.

"Chúng ta có dự trữ ngoại hối tương đối tốt, lạm phát của chúng ta thấp hơn rất nhiều so với các nước khác, kể cả Mỹ hay châu Âu. Thương mại của chúng ta vẫn thặng dư, kể cả cán cân thanh toán vẫn khá ổn", TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định.

Cùng với việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước, những giải pháp từ kích thích kinh tế, kích cầu trong nước và sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần không nhỏ cho ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất của Việt Nam.

FED tiếp tục tăng lãi suất kỷ lục FED tiếp tục tăng lãi suất kỷ lục

VTV.vn - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố một đợt tăng lãi suất mạnh nữa, đẩy mạnh nỗ lực kéo lạm phát xuống từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước