ĐBSCL là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực của cả nước với diện tích khoảng 300.000ha, sản lượng từ 3 - 3,5 triệu tấn/năm. Tại khu vực này có hàng chục nghìn ha thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn được cấp chứng nhận VietGap hoặc GlobalGap, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Vai trò của các hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, tổ liên kết đã được nhắc đến vì đây là những mô hình mang tính cộng đồng cao, có điều kiện quản lý, giám sát các thành viên thực hiện sản xuất theo quy trình một cách đồng bộ. Bên cạnh đó là việc tăng cường xúc tiến các hoạt động thương mại.
Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, xu hướng tiêu dùng hiện nay không chỉ là ăn no, ăn nhiều mà đã chuyển thành ăn ngon, ngăn sạch. Theo đó, những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu sẵn sàng chấp nhận trả giá cao để nhập trái cây sạch, an toàn. Với việc đồng bộ nhiều giải pháp, tỷ lệ trái cây xuất khẩu không chỉ dừng lại ở con số từ 10 - 15% trong tổng sản lượng như hiện nay. Bên cạnh đó, trái cây Việt xuất khẩu sẽ không dừng ở mức 3 tỷ USD trong năm 2017 mà có thể tăng lên 5 tỷ USD, thậm chí 7 tỷ USD trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!