Chỉ trong một thời gian ngắn, khi các sàn thương mại điện tử phối hợp với Bộ Công Thương xử lý đã phát hiện hàng chục nghìn trường hợp các nhà cung cấp bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên các khu chợ điện tử được cho là lớn nhất Việt Nam như: Shopee, Chợ tốt...
Đại diện các sàn này cho biết, dù doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp để quản lý người bán hàng như: chặn từ khóa, theo dõi lịch sử người bán, phân tích hệ thống phản hồi từ khách hàng, nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để tình trạng bán hàng kém chất lượng trên các chợ trực tuyến của họ.
Vai trò và trách nhiệm giữa 3 bên: người bán hàng - doanh nghiệp thương mại điện tử - cơ quan quản lý nhà nước đã được quy định khá rõ trong Nghị định 52 của Chính phủ, thế nhưng việc thực hiện nó trên thực tế còn nhiều gian nan. Tuy nhiên, người bán có thể sẵn sàng làm sai để kiếm lời. Trong khi đó, người mua có thể chấp nhận mua hàng giả để thỏa mãn nhu cầu "sành điệu".
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, và được dự báo đạt 10 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, kỳ vọng này liệu có đạt được hay không phụ thuộc rất nhiều vào những thay đổi trong quản lý, đặc biệt trong việc giám sát chất lượng hàng hóa bán trên các sàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!