Cá ngừ đại dương được ngư dân bốc dỡ ra khỏi hầm tàu. Một điều lạ là cùng một loại cá nhưng cá ngừ này lại đánh dấu bằng cách buộc dây vào đuôi, cá khác lại không. Lý do của việc đánh dấu như vậy là vì chiếc tàu này đã tiếp nhận một lượng cá ngừ từ tàu khác để vận chuyển vào bờ.
Một chuyến câu cá ngừ đại dương thường kéo dài khoảng 20 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đã quá 20 ngày nhưng tàu chỉ khai thác được vài con cá. Trong những lúc như vậy, ngư dân rơi vào tình cảnh khó xử, nếu quay vào bờ bán cá sẽ cầm chắc lỗ, còn việc ở lại khai thác đồng nghĩa cá được bảo quản trong hầm tàu lâu ngày chất lượng sẽ suy giảm, giá bán bị sụt tới 30%.
Vướng mắc này được giải quyết với cách chuyển cá từ tàu này sang tàu khác để đưa vào bờ. Đây cũng là xu hướng liên kết giữa các ngư dân trên biển. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là làm thế nào để truy xuất nguồn gốc khi cùng một chỗ cá cùng được đưa vào thu mua lại có nguồn gốc từ những tàu cá khác nhau.
Trên thực tế, việc chuyển tải hải sản không phải là trở ngại đối với việc truy xuất nguồn gốc nếu ngư dân tuân thủ việc ghi chép khai thác. Khi đó, ngư dân vừa có lợi khi chuyển tải hải sản, đồng thời thực hiện được các yêu cầu đối với nghề cá có trách nhiệm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!