Luật Phá sản chưa đi vào cuộc sống?

Ngọc Diệp-Thứ năm, ngày 20/06/2013 18:00 GMT+7

 Luật Phá sản năm 2004 được xây dựng và ban hành với kỳ vọng khắc phục những vướng mắc của Luật Phá sản năm 1993. Thế nhưng sau 8 năm triển khai, những quy định của luật dường như vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Theo VCCI, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản trong năm 2011 khoảng 79.000 doanh nghiệp, năm 2012 ở mức khoảng 58.000 doanh nghiệp. Trong khi đó, khoảng 10 năm trước, số lượng doanh nghiệp giải thể phá sản mỗi năm trung bình chỉ khoảng 7.000 doanh nghiệp.

Như vậy, hai năm 2011 và 2012, số doanh nghiệp phá sản cao hơn gấp đôi tổng số doanh nghiệp phá sản của 10 năm trước đó.

‘ Ảnh: VTV News

Tính đến ngày 1/4/2012, Việt Nam chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số trên 694.000 doanh nghiệp thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện có đến 25% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động không rõ về tình trạng pháp lý và không biết có tồn tại hay không.

Về phía các tòa án, gần 25% tòa án nhân dân tỉnh cho biết, từ khi Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực đến nay, họ không thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp nào.

Điều đó cho thấy, Luật Phá sản năm 2004 còn quá nhiều bất cập và doanh nghiệp thì không mấy mặn mà. Một số bất cập của Luật Phá sản bao gồm: Luật không quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp như thế nào thì bị gọi là phá sản; Luật Phá sản chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của chủ nợ; thủ tục phá sản phức tạp và chưa hợp lý, có nhiều quy định mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác như luật thi hành án dân sự, luật đất đai năm 2003… khiến cho việc triển khai khó khăn, nhiều khi không thực hiện được.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước