Lúng túng trong quản lý điện mặt trời trên đất nông nghiệp

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 01/10/2020 15:01 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, nhiều dự án thay vì là điện mặt trời áp mái nhà, mái công trình xây dựng, hình thức điện mặt trời trên đất nông nghiệp, đất rẫy, đất vườn đã xuất hiện.

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong 2 năm trở lại đây, cả nước đã có gần 50.000 công trình điện mặt trời áp mái được hình thành. Sự phát triển nóng này đã khiến nhiều địa phương gặp lúng túng trong quản lý.

Ghi nhận tại tỉnh Đăk Nông, một trong những địa phương đang có tốc độ phát triển nóng các công trình điện mặt trời áp mái, toàn bộ diện tích đất rộng hàng hecta đã được nhà đầu tư lắp 72 dãy khung thép, thêm lớp mái nhựa cùng gần 8.000 tấm pin mặt trời được lắp lên trên, ở dưới là chăn nuôi, trồng trọt. Sau khi hoàn thành, công trình này trở thành công trình điện mặt trời trên đất nông nghiệp.

Lúng túng trong quản lý điện mặt trời trên đất nông nghiệp - Ảnh 1.

2Hai năm trở lại đây, cả nước đã có gần 50.000 công trình điện mặt trời áp mái được hình thành. (Ảnh: Dân trí)

Theo thống kê của Công ty Điện lực Đăk Nông, toàn tỉnh có 19 dự án như thế này đã được đóng điện, 57 dự án khác đã triển khai nhưng chưa đấu nối. Điều đáng nói, hầu hết dự án điện mặt trời áp mái tại đây đều được làm trên đất nông nghiệp, không chỉ gây áp lực cho vấn đề truyền tải, mà còn khiến nhiều địa phương lúng túng trong quản lý các công trình như thế này.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, trong đó quy định về công suất dự án là không quá 1 MW, cũng như quy định các dự án này chỉ được thực hiện đấu nối lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

Lúng túng trong quản lý điện mặt trời trên đất nông nghiệp - Ảnh 2.

Nhiều địa phương lúng túng trong quản lý các công trình điện mặt trời áp mái trên đất nông nghiệp.

"Những quy định về điện mặt trời trên mái nhà đã được nêu rất rõ ràng trong Quyết định số 13 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như Thông tư số 18 của Bộ Công Thương năm 2020. Vì vậy, bà con nông dân khi làm những công trình xây dựng trên đất của mình, việc sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch và quy hoạch được chính quyền địa phương quản lý", ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, cho biết.

Theo tính toán, để sản xuất 1 MW điện năng lượng mặt trời, cần diện tích khoảng 1ha, nhiều doanh nghiệp đã thuê đất nông nghiệp hoặc đất bỏ hoang để làm khung thép, đặt lên đó các tấm pin năng lượng và đăng ký thành dự án điện mặt trời áp mái. Quy định đã rõ ràng, tuy nhiên nếu hiểu sai, hoặc cố tình hiểu sai để thực hiện dự án sẽ là sự lãng phí lớn trong giai đoạn tới.

Sinh lời từ  điện mặt trời áp mái Sinh lời từ điện mặt trời áp mái

VTV.vn - Hiện nay, mô hình điện mặt trời áp mái đang ngày càng phổ biến, góp phần chung tay ổn định nguồn năng lượng quốc gia và giảm ô nhiễm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước