Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tin rằng con số trong thực tế còn lớn hơn, bởi chưa có thống kê đầy đủ nhóm cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ truyền thống.
Hay đơn giản hơn là nhìn vào biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trang sức niêm yết duy nhất hiện nay là PNJ cũng đủ để hiểu thị trường này đang có sức hút đặc biệt ra sao.
Nhu cầu vàng trang sức tại Việt Nam đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, đạt 16,5 tấn/năm theo số liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới. Tuy nhiên, theo giới phân tích, con số này vẫn "chưa thấm vào đâu" so với tiềm năng tiêu thụ có thể đạt được.
Không chỉ là tiêu thụ mà còn là tiêu thụ nhiều lần, giới kinh doanh vàng cho biết, nghiên cứu mới nhất cho thấy lượng người dùng Việt Nam quay trở lại mua thêm một món trang sức trong vòng 18 tháng có thể tăng đến hơn 50% tại một số doanh nghiệp. Xu hướng này sẽ gây sức ép nhiều hơn lên cuộc cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng trang sức.
Nghiên cứu của HSC chỉ ra rằng, dù hơn 50% thị phần bán lẻ vàng trang sức hiện vẫn nằm trong tay hàng nghìn các cửa tiệm vàng nhỏ lẻ truyền thống, tuy nhiên, lượng thị phần mà các doanh nghiệp lớn, theo đuổi bán lẻ hiện đại có xu hướng tăng qua các năm, hiện đã ở mức hơn 40%. Do vậy, cuộc cạnh tranh thị phần trong thời gian tới sẽ đặc biệt mạnh mẽ ở nhóm bán lẻ hiện đại.
Dù vậy, theo giới quan sát, trong vòng 3 năm trở lại đây đã có trên dưới 10 nhãn hàng trang sức nước ngoài nhảy vào thị trường Việt Nam. Vì thế, yếu tố đổi mới, sáng tạo cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp nội không bị tụt hậu hay thậm chí là "ngủ quên trên sân nhà".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!