Mỹ gia hạn thêm 1 năm các điều kiện miễn trừ xuất khẩu chip sang Trung Quốc

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 26/08/2023 08:34 GMT+7

Năm 2022, doanh số thị trường bán dẫn toàn cầu đạt khoảng 570 tỷ USD, với khoảng 1/3 đến từ Trung Quốc. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)

VTV.vn - Động thái của Mỹ được đánh giá sẽ ngăn chặn sự gián đoạn đang lan rộng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Theo Nikkei Asia, Mỹ đã quyết định gia hạn thêm 1 năm lệnh miễn trừ cho phép các hãng chip Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) xuất khẩu thiết bị, công nghệ chip tiên tiến sang Trung Quốc đại lục.

Giới phân tích nhận định động thái này sẽ ngăn chặn sự gián đoạn đang lan rộng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Từ tháng 10/2022, Mỹ đã bước vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc khi áp đặt hàng loạt hạn chế sâu rộng với lĩnh vực xuất khẩu bán dẫn và thiết bị đúc chip tiên tiến. Nước này cũng cấm doanh nghiệp Mỹ tham gia hay hỗ trợ phát triển, sản xuất bán dẫn với các công ty Trung Quốc không có giấy phép. Những động thái này đã tác động mạnh mẽ lên thị trường chất bán dẫn toàn cầu và đe dọa gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Samsung Electronics, SK Hynix và TSMC… đều có các cơ sở sản xuất lớn ở Trung Quốc. Các hãng này đã vận động gỡ bỏ các hạn chế bởi lệnh cấm giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh và sản xuất chip. Mỹ đã cấp quyền miễn trừ 1 năm cho phép các hãng chip tiếp tục các giao dịch tương tự như những giao dịch mà họ đã tham gia trước khi có lệnh cấm.

Các ưu đãi miễn trừ sẽ hết hạn vào tháng 10/2023. Washington có kế hoạch gia hạn thêm quyền miễn trừ với các điều kiện tương tự hiện nay, cho phép các công ty Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) duy trì thông suốt hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nguồn tin của Nikkei khẳng định.

Năm 2022, doanh số thị trường bán dẫn toàn cầu đạt khoảng 570 tỷ USD, với khoảng 1/3 đến từ Trung Quốc, trung tâm sản xuất iPhone và các thiết bị công nghệ khác. Trung Quốc cũng vượt qua Nhật Bản về năng lực sản xuất chip vào năm 2021, trở thành cường quốc lớn thứ ba trong ngành công nghệ chip sau Hàn Quốc và Đài Loan.

Các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc có mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với Trung Quốc. Khoảng 40% năng lực sản xuất DRAM của SK Hynix đến từ nền kinh thế lớn thứ hai thế giới, đồng nghĩa nguồn cung cấp máy tính và các thiết bị điện tử khác trên toàn cầu có thể bị gián đoạn lớn nếu không được miễn trừ xuất khẩu.

Hiện các hãng chip đang hoạt động tại Trung Quốc đang “rất thất vọng” về những tác động của lệnh cấm xuất khẩu thiết bị, công nghệ và các loại chip tiên tiến của Washington.

"Các bước lặp đi lặp lại nhằm áp đặt các hạn chế quá rộng, mơ hồ và đôi khi đơn phương có nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành bán dẫn Mỹ, gây gián đoạn chuỗi cung ứng, tạo ra sự bất ổn đáng kể trên thị trường và khiến Trung Quốc tiếp tục trả đũa", Hiệp hội công nghiệp bán dẫn tại Mỹ (SIA) nhận định.

Cạnh tranh gay gắt thu hút đầu tư bán dẫn tại châu Á Cạnh tranh gay gắt thu hút đầu tư bán dẫn tại châu Á

VTV.vn - Nikkei Asia dẫn lời Giám đốc cố vấn của KPMG nhận định: "Châu Á hiện đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh gay gắt để thu hút các doanh nghiệp bán dẫn đầu tư".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước