Năm 2020: Báo chí quốc tế liên tục "vinh danh" Việt Nam

VTV Digital-Thứ hai, ngày 21/12/2020 08:11 GMT+7

Ảnh minh họa - VGP.

VTV.vn - Việt Nam đã nhiều lần được hàng loạt các trang tin quốc tế uy tín nhắc đến như biểu tượng của những điều mới mẻ, tích cực trong bức tranh kinh tế ảm đạm toàn cầu.

Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế với hình ảnh là một "bình minh đang lên" (báo Nga), "ngôi sao sáng" (Asia Times), "phép màu châu Á" (New York Times), "con hổ châu Á" (Nikkei Asia) hay "mảnh đất tiềm năng" (Forbes).

Báo chí quốc tế nhận định Việt Nam đã có những biện pháp đối phó với dịch bệnh hoàn toàn khác so với nhiều quốc gia trên thế giới.  Vào thời điểm trên đà phục hồi sau lần giãn cách xã hội vào tháng 4, Bloomberg Asia đã trích lời lãnh đạo Maybank rằng, Việt Nam sẽ có lợi thế trong việc phục hồi thị trường lao động nhờ thích nghi nhanh với các xu hướng mới.

Tạp chí Forbes cũng cho rằng, COVID-19 có thể gây nhiễu loạn thế giới, nhưng Việt Nam có đầy đủ các yếu tố cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, ổn định nền kinh tế, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sau làn sóng dịch bệnh thứ hai, tờ Nikkei Asia đã có bài phân tích về niềm tin của người dân Việt Nam đối với Chính phủ trong công cuộc chống dịch.

Năm 2020: Báo chí quốc tế liên tục vinh danh Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam đã nhiều lần được hàng loạt các trang tin quốc tế uy tín nhắc đến như biểu tượng của những điều mới mẻ, tích cực trong bức tranh kinh tế ảm đạm toàn cầu

Giữa tháng 9/2020, Việt Nam bắt đầu được truyền thông quốc tế biết đến là "phép màu châu Á" khi hàng loạt các tờ báo liên tiếp đưa tin về những thành tựu Việt Nam đạt được sau làn sóng dịch bệnh lần 2.

New York Times lý giải, trong giai đoạn bùng nổ ở quá khứ, hầu hết các quốc gia được coi là "phép màu châu Á" đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20% - gấp đôi mức trung bình của nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự.

Ngay cả trong những năm 2010, khi thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 16%/năm. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới tính đến hiện nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt hơn 6% GDP, tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia mới nổi khác. Hầu hết trong số đó nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, phần lớn đến từ các quốc gia châu Á khác, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Mới đây nhất, Forbes lại một lần nữa nhắc đến Việt Nam là một "mảnh đất đầy tiềm năng" cho các doanh nghiệp muốn khai thác thị trường thương mại điện tử. Cụ thể, tỷ lệ thâm nhập internet của Việt Nam đạt 65%, là tiền đề cho sự phát triển thương mại điện tử. Theo số liệu nghiên cứu của Redseer, đến năm 2026, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của ngành thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD.

Nhờ làn sóng đổ xô vào Việt Nam đầu tư của hàng loạt tập đoàn công nghệ khổng lồ, Việt Nam cũng đã được tờ báo nhật Nikkei Asia đánh giá là "con hổ châu Á".

Trong bối cảnh nền kinh tế số toàn cầu ngày càng bứt phá, tờ South China Morning Post khẳng định rằng Việt Nam là một trong những "thị trường mẫu" trong việc phát triển kinh tế số khu vực Đông Nam Á. Trong khi một số nền kinh tế internet của Malaysia, Thailand, Singapore và Philippines tăng trưởng từ 20-30%/năm, đối với Việt Nam và Indonesia, con số này đạt đến 40%/năm.

Kinh tế Việt Nam 2020: Nhiều 'trái ngọt' trong năm đại dịch Kinh tế Việt Nam 2020: Nhiều "trái ngọt" trong năm đại dịch

VTV.vn - Bất chấp những tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lao dốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước