Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất vi mạch

Thùy Linh - Chu Chỉnh (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ tư, ngày 23/09/2015 15:59 GMT+7

VTV.vn - Từng được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển công nghiệp vi mạch, nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa tự sản xuất được con chíp điện tử mà chỉ lắp ráp và gia công.

Từ siêu máy tính cho đến những sản phẩm dân dụng quen thuộc như máy giặt, điều khiển ti vi. Từ thiết bị bảo mật an ninh, tới những chiếc sim điện thoại, hay thẻ thông minh... tất cả đều được tạo nên bởi những con chíp và các bảng vi mạch. Chúng là sản phẩm của công nghiệp vi mạch - xương sống cho ngành công nghiệp điện tử.

Việc tập đoàn sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới Intel hay Samsung đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, các sản phẩm về công nghệ thông tin và điện tử bán dẫn tại Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu.

Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó trưởng ban, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết: “Đầu tư về phần cứng đòi hỏi rất nhiều, công nghệ luôn luôn thay đổi, các doanh nghiệp của ta chưa đủ lớn để phát triển và tính cạnh tranh của lĩnh vực này rất cao”.

Theo đại diện Hiệp hội Quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI), để cạnh tranh tốt hơn, bên cạnh việc nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất vi mạch.

Ông Kai Fai Ng, Giám đốc Semi, khu vực Đông Nam Á nói: “Tỉ lệ sản xuất linh kiện điện tử của các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài là 90%, trong khi con số này chỉ là 10% đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu ở đây là một liên kết chắc chắn hơn trong chuỗi cung ứng sản xuất cho ngành công nghiệp này”.

Trong các bước phát triển công nghiệp bán dẫn, việc xây dựng nhà máy sản xuất chíp điện tử là khâu đắt nhất nhưng mang lại chi phí thấp nhất. Chi phí cho việc xây nhà máy có thể lên đến hàng trăm triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD trong khi lợi nhuận thu được từ con chíp đơn thuần thấp hơn rất nhiều việc thiết kế và ứng dụng chíp điện tử để chế tạo ra các sản phẩm khác. Tuy nhiên, đây là việc cần làm nếu Việt Nam muốn tăng tính chủ động và kiểm soát trong các sản phẩm ứng dụng như thiết bị bảo mật, an ninh.

Sản xuất thành công vi mạch mã hóa video đầu tiên tại Việt Nam Sản xuất thành công vi mạch mã hóa video đầu tiên tại Việt Nam

VTV.vn - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa sản xuất thành công vi mạch chuyên dụng mã hóa video đầu tiên tại Việt Nam theo chuẩn H264/AVC.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước