Năng lượng hạt nhân trở lại sau 1 thập kỷ thất sủng

Hồng Quang (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ hai, ngày 08/11/2021 13:18 GMT+7

VTV.vn - Giá khí đốt tăng vọt, thiếu hụt năng lượng trên toàn thế giới, lo ngại về an ninh năng lượng... đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại sau một 1 kỷ thất sủng.

Nhằm mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chính sách năng lượng xuyên suốt hiện nay của nhiều quốc gia là dần từ bỏ sản xuất điện từ than đá, khí đốt và dầu mỏ; tăng tỷ trọng điện gió, điện mặt trời và điện thủy triều. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng sạch mất thời gian khá dài mới đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Điện hạt nhân lại trở thành giải pháp trung hạn đối với nhiều nước châu Âu.

Điện hạt nhân bất ngờ trở lại và lợi hại hơn xưa. Quanh Hội nghị Khí hậu của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Anh, nhiều nhóm biểu tình thúc ép giới chính trị phải tìm giải pháp giảm khí thải, nhưng không có nhóm nào chống điện nguyên tử.

Tờ Thư tín hàng ngày ra tại Anh còn đặt câu hỏi: "Liệu Thủ tướng Anh có chuẩn bị cho xây thêm một số nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới hay không?". Nước Anh đang chuẩn bị hoàn tất tiến trình đóng cửa 7 trong số 8 nhà máy điện hạt nhân. Hiện giá khí đốt tăng vọt, thiếu hụt năng lượng trên toàn thế giới, lo ngại về an ninh năng lượng và tham vọng trung hòa carbon vào năm 2050 đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại sau một 1 kỷ thất sủng.

Năng lượng hạt nhân trở lại sau 1 thập kỷ thất sủng - Ảnh 1.

Nhà máy điện hạt nhân điện hạt nhân Tihange, 1 trong 2 nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn ở Bỉ. (Ảnh: Reuters)

Cách đây 10 năm, nước Đức đã quyết định sẽ từ bỏ điện hạt nhân, sau thảm họa kép động đất sóng thần phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.

Theo tờ Augsburger Allgemeine, nước Đức đang chịu hậu quả của quyết định mẫu mực đó khi giá điện ở Đức hiện cao nhất thế giới. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác chọn con đường thực dụng hơn. Phần Lan, Pháp và Cộng hòa Czech coi năng lượng nguyên tử là phương tiện để đạt được các mục tiêu khí hậu, vì nhà máy điện hạt nhân không thải ra dioxide carbon.

Bài báo viết: "Về lâu dài, năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp, nhưng lại rất phù hợp trong thời kỳ chuyển tiếp sang năng lượng tái tạo".

Nước Pháp vừa công bố 6 kịch bản khác nhau nhằm loại bỏ hoàn toàn than đá và dầu mỏ trong sản xuất điện vào năm 2050. Tờ Tây Pháp so sánh chi phí của 6 kịch bản đó và thấy rằng nếu muốn chỉ dùng năng lượng tái tạo không thì phải đầu tư mỗi năm 77 tỷ Euro. Còn nếu một nửa nguồn năng lượng vẫn là từ điện hạt nhân, thì mỗi năm chỉ cần 59 tỷ Euro. Theo bài báo, tới đây, xe hơi, máy sưởi, sản xuất xi măng, lò cao luyện thép, tất cả sẽ chuyển sang dùng điện, nguồn năng lượng tái tạo càng không thể nào đáp ứng.

Trước Hội nghị Khí hậu năm nay, theo tờ Die Presse ra tại Áo, các nước châu Âu không còn e dè. Vào năm 2030, nước Pháp sẽ đầu tư 1 tỷ Euro cho công nghệ hạt nhân, theo lời Tổng thống Pháp.

Nhiều nước Đông Âu như Slovakia, Cộng hòa Czech, Hungary, Romania và Bulgaria muốn mở rộng các nhà máy điện hạt nhân hiện có. Ba Lan đã từ bỏ hạt nhân, nay muốn quay lại lần nữa. Thậm chí, Cơ quan Năng lượng Quốc tế còn coi năng lượng hạt nhân cùng với thủy điện là xương sống trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Giá năng lượng leo thang: Người Pháp chịu lạnh, hạn chế sử dụng điện Giá năng lượng leo thang: Người Pháp chịu lạnh, hạn chế sử dụng điện

VTV.vn - Tại Pháp, một thống kê đáng chú ý mới công bố cho thấy, cứ 4 người dân, lại có 1 người đang phải đối mặt với khó khăn trong việc thanh toán các chi phí năng lượng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước