Ngăn chặn tình trạng đầu tư “núp bóng” để ngành gỗ Việt phát triển

VTV Digital/TTXVN-Thứ tư, ngày 14/04/2021 15:40 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - FDI hiện là bộ phận quan trọng của ngành gỗ. Tuy nhiên một số hoạt động đầu tư trong thời gian qua ẩn chứa rủi ro lớn, đặc biệt là tình trạng đầu tư “núp bóng”...

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ khối FDI năm 2020 tiếp tục thể hiện tính vượt trội so với khối các doanh nghiệp gỗ nội địa. Khối này có kim ngạch đạt 6 tỷ USD, chiếm 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

So sánh với con số 5,9 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp gỗ nội địa, các doanh nghiệp gỗ FDI đã vượt xa về quy mô xuất khẩu.

Theo ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trends, với những thống kê được ghi nhận, FDI hiện là bộ phận quan trọng và không thể tách rời của ngành gỗ. Tuy nhiên một số hoạt động đầu tư FDI ẩn chứa rủi ro lớn đặc biệt là tình trạng đầu tư "chui," đầu tư "núp bóng". Điều này đã và đang làm tổn hại tới toàn ngành.

Tình trạng đầu tư chui ở Việt Nam có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Đó là các thương nhân nước ngoài đến một công ty tại Việt Nam thuê lại nhà máy, ký hợp đồng dưới dạng nhân viên kỹ thuật.

Các nhà đầu tư này bỏ tiền ra để tổ chức sản xuất, nhập các mặt hàng gỗ đang bị áp thuế bán phá giá của Mỹ từ nước ngoài vận chuyển về Việt Nam. Sau đó hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để lấy xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ nhằm né thuế.

Nhận biết được tính nghiêm trọng của tình trạng đầu tư "chui", "núp bóng", các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang nỗ lực kiểm soát tình hình và đưa ra các biện pháp giảm rủi ro.

Theo ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương: Cục đã lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan. Qua đó nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác.

Cục này cũng đề nghị các doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Về phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện hiệp hội đang xây dựng bộ tiêu chuẩn cho gỗ nhập khẩu về Việt Nam để gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Đơn vị này cũng kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Chính phủ thành lập nhóm công tác, phối hợp với địa phương để giải quyết tình trạng này.

Tháng 2/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã gửi văn bản tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành nhằm kêu gọi kiểm soát chặt chẽ đối với các hành vi chống gian lận xuất xứ đối với các sản phẩm gỗ.

Kịch bản tăng trưởng nào cho ngành gỗ Việt Nam sau dịch COVID-19? Kịch bản tăng trưởng nào cho ngành gỗ Việt Nam sau dịch COVID-19?

VTV.vn - Sáng nay (15/5), Bộ NN&PTNT cùng các hiệp hội ngành gỗ đã ngồi lại, tập trung bàn thảo các giải pháp, đưa ra các kịch bản về thị trường từ nay đến cuối năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước