8%; 8,15%; 8,3% thậm chí lên đến 9% là lãi suất huy động cho kỳ hạn khoảng 12 tháng của một số ngân hàng. Nhưng nếu sở hữu chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thì khách hàng còn được mức lãi suất cao hơn nữa, có ngân hàng lên đến trên 10%.
Theo các chuyên gia, dù diễn biến này mới diễn ra ở một số các ngân hàng nhỏ, khó huy động vốn nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước không cảnh báo sớm sẽ dẫn đến cuộc đua lãi suất huy động trên toàn hệ thống.
Về bản chất, chứng chỉ tiền gửi vẫn là tiền gửi tiết kiệm nhưng khách hàng có được lãi suất cao hơn, dễ dàng mua bán, trao đổi hơn sổ tiết kiệm. Còn về phía ngân hàng, ngân hàng huy động được vốn dài hơn từ 1-5 năm, phục vụ cho việc giải ngân vốn trung và dài hạn. Năm nay, trên toàn hệ thống, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng, tuy nhiên theo các chuyên gia, việc huy động nên được tính trước và bắt đầu từ quý II.
Theo Ngân hàng Nhà nước, giữa lúc hạn mức tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại đã "cạn" từ cuối tháng 6/2019, nhiều ngân hàng đã đệ trình Ngân hàng Nhà nước tăng thêm hạn mức tín dụng để tiếp tục cho vay những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng lách luật qua phát hành chứng chỉ tiền gửi thì biện pháp mạnh nhất là ngân hàng Nhà nước sẽ thu hẹp tăng trưởng tín dụng, không cho ngân hàng cho vay nữa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!