Ngân hàng quyết không hạ chuẩn tín dụng

Hải Vân-Thứ tư, ngày 20/10/2021 10:43 GMT+7

VTV.vn - Ngân hàng quyết không hạ chuẩn cho vay, do đó hiện nay số lượng doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng không tăng lên.

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ chỉ có thể vay ngắn hạn, thậm chí để tiếp cận những khoản vay này cũng rất khó. Đặc biệt, doanh nghiệp không thể vay vốn nếu chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng như có tài sản thế chấp, khả năng khôi phục dòng tiền yếu, thông tin trên VnEconomy.

Đại diện Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ tháng 8/2021 đến 7/10/2021, tín dụng không tăng trong 5 tuần, vẫn giữ ở mức 7,42%.

Các chuyên gia cho rằng ngành ngân hàng nên hạ chuẩn tín dụng trong một thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Để các ngân hàng thương mại cổ phần có thể làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước nên gỡ khó về tỷ lệ an toàn vốn như giữ nguyên hệ số rủi ro với khoản vay lĩnh vực rủi ro cao, nhưng giảm hệ số rủi ro với khoản vay khác.

Ngân hàng quyết không hạ chuẩn tín dụng - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước hạn chế nợ xấu bằng cách mở rộng tín dụng và không hạ chuẩn tín dụng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định nợ xấu là chỉ báo rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng và chỉ báo rủi ro này đang có xu hướng tăng. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước hạn chế nợ xấu bằng cách mở rộng tín dụng và không hạ chuẩn tín dụng.

Dự thảo Nghị định về Luật bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp lo phí chồng phí

Xoay quanh Dự thảo quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường, cộng đồng doanh nghiệp tỏ ra quan ngại về sự minh bạch trong quản lý, sử dụng các khoản "đóng góp" khi Dự thảo chưa có khung pháp lý quản lý khoản này. Cộng đồng doanh nghiệp cũng đưa ra hàng loạt điểm bất hợp lý của Dự thảo, thông tin trên Diễn đàn doanh nghiệp.

Từ cơ sở phân tích những điểm bất hợp lý trong dự thảo, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ xem xét đưa ra quy định về "tỷ lệ tái chế" với phương tiện cơ giới là "số % khối lượng của phương tiện cơ giới thải bỏ được tái sử dụng, tái chế"; có quy định và cơ chế quản lý cơ sở tái chế không đạt chuẩn, có chính sách khuyến khích chủ sở hữu ô tô, xe máy thải bỏ xe hợp pháp.

Giá cao vút, Việt Nam tiêu cả tỷ USD nhập phân bón

Mặc dù khẳng định sản xuất phân bón trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng nhập khẩu phân bón từ đầu năm đến nay vẫn tăng chóng mặt.

Số liệu mới nhất của Bộ Công thương ghi nhận, 9 tháng của năm 2021, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu 3,5 triệu tấn phân bón, tăng 42,9% so với cùng kỳ, thông tin trên Báo Đầu tư.

Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, mỗi năm, Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón.

Các chuyên gia dự báo đà tăng của giá phân bón tiếp tục kéo dài do nhiều nhà máy sản xuất amoniac tại châu Âu buộc phải tạm dừng hoạt động vì thiếu khí đốt, thiếu nghiêm trọng nguyên liệu đầu vào, đứt gãy chuỗi logistics.

Nghịch lý là giá phân bón thì tăng, nhưng giá nhiều loại nông sản như lúa gạo, sầu riêng, thanh long... giảm thấp, lại khó tiêu thụ do giãn cách xã hội. Giá phân bón tăng phi mã đang gây áp lực lớn cho vụ đông xuân 2021 - 2022, vì riêng chi phí phân bón hiện nay đã chiếm 40 - 50% chi phí sản xuất.

Lãi suất thấp, người dân “chán” gửi tiền vào ngân hàng? Lãi suất thấp, người dân “chán” gửi tiền vào ngân hàng?

VTV.vn - Lãi suất thấp khiến người dân không "mặn mà" gửi tiền vào ngân hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước