Khá giống nhau về mẫu mã, cùng giống nhau về công nghệ sản xuất nhưng loại nhôm nhập về từ bên kia biên giới lai bán rẻ hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với nhôm sản xuất trong nước. Theo các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước, đây là hiện tượng bán phá giá.
Theo Luật sư Nguyễn Tấn Vũ, mặc dù loại nhôm trên bán giá thấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với chi phí sản xuất nhưng các doanh nghiệp sản xuất nhôm giá rẻ vẫn có lợi nhuận bởi được trợ giá. Động thái này được cho một phần do lượng nhôm tồn kho ngày càng lớn kể từ khi bị các nước xuất khẩu chính đánh các biện pháp phòng vệ thương mại nên nhôm bên kia biên giới có xu hướng tràn sang thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong khi ngành kim loại màu các nước trên thế giới đang tuân thủ và áp dụng theo giá sàn giao dịch kim loại London (LME) để làm tiêu chuẩn xác đinh giá trị mua bán, các doanh nghiệp sản xuất nhôm giá rẻ lại không áp dụng giá bán này và tự đặt cho mình một giá mua bán riêng. Thực tế các doanh nghiệp sản xuất nhôm giá rẻ bán thấp hơn khoảng 10% với giá tại sàn giao dịch kim loại London. Các luật sư cho rằng, đó cũng là dấu hiệu của việc bán phá giá.
Trước tình trạng kể trên, các chuyên gia và luật sư cho rằng, để nhôm Việt không thất bại trên sân nhà, để doanh nghiệp nội không lâm vào tình trạng phá sản hàng loạt trong tương lai gần, Việt Nam nên sớm tính đến các biện pháp phòng vệ thương mại, cứu thị trường nhôm trong nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!