DPD Group cho biết con số này nhiều hơn gần gấp đôi so với con số trung bình 66 đơn hàng 1 năm, khảo sát từ 6 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi kinh tế.
Các kênh bán hàng trực tuyến đã được thúc đẩy một cách gián tiếp trong giai đoạn giãn cách vì đại dịch COVID-19. Theo Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Thực tế này là cơ sở để các chuyên gia tin rằng thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhất là khi hoạt động logistics đã gần như trở lại bình thường so với trước dịch.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi kinh tế. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Khi thương mại điện tử phát triển, các nhà bán hàng và doanh nghiệp sẽ ngày càng sở hữu tập khách hàng lớn hơn, ngày càng nhiều dữ liệu cần xử lý và lưu trữ trên các trang bán hàng trực tuyến hơn. Nhiều doanh nghiệp dường như đã sẵn sàng với các hạ tầng công nghệ tập trung phục vụ cho sự bùng nổ này của thương mại điện tử ở Việt Nam.
"Chúng ta đổi mới về công nghệ, cách bán hàng, tiếp cận. Chúng ta không thể sử dụng công cụ một cách thô sơ được. Có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp đó, đó là công cụ giúp người bán hàng chuyên tâm sản xuất, bán ra những sản phẩm tốt", ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cho biết.
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng lĩnh vực mới mẻ này còn nhiều dư địa phát triển nội địa và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Theo khảo sát của Lazada, 81% người Việt Nam khi được hỏi chia sẻ rằng, mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày trong cuộc sống của họ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!