Với những con số này, tại sao không nghĩ đến tương lai Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới như bài viết trên báo Lao động.
Các sản phẩm gỗ xuất khẩu đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng không mấy ai biết đó là những sản phẩm đến từ Việt Nam vì chúng ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu quốc gia về sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ ra vấn đề của ngành gỗ là khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng lớn nhưng đa phần là xuất khẩu gỗ dăm mảnh, còn dùng cho sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất rất hạn chế, do đó, giảm giá trị gia tăng.
Thời báo Kinh doanh đưa ra số liệu cho thấy từ 70 - 80% gỗ rừng trồng khai thác được trong nước là gỗ nhỏ, chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu dăm để xuất khẩu. Các loại gỗ có kích thước lớn để chế biến đồ gỗ xuất khẩu chỉ chiếm 20-30%.
Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng hơn 2 tỷ USD gỗ nguyên liệu quy tròn về để sản xuất, khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Bên cạnh đó, tính hợp pháp của một số loại gỗ quý nhập khẩu còn gây rất nhiều tranh cãi.
Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành, từ 40-50% khiến giá trị gia tăng thấp. Vì thế, theo Thời báo Doanh nhân, điều mà ngành gỗ cần làm ngay là phải chủ động được nguyên liệu trong nước và tất nhiên phải là nguyên liệu hợp pháp.
Mục tiêu đến năm 2025 phải đáp ứng tối thiểu 80% tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến. Để làm được những điều này, ngành gỗ cần tăng cường tính liên kết. Đó là mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để phát triển rừng và liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!