Nhiều bất cập trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Thu Hương, Điệp Anh-Thứ ba, ngày 29/03/2022 16:34 GMT+7

VTV.vn - Quá trình sửa Luật Đất đai 2013 cần tiến hành song song với việc rà soát các điểm chồng chéo ở những văn bản luật khác như Luật Quy hoạch, Luật Kinh doanh bất động sản.

Theo thống kê, các luật tác động vào bất động sản đang có khoảng 12 luật, còn liên quan có tới 60 luật. Dù đã sửa luật gần 100 lần, nhưng kết quả vẫn chưa thực sự hiệu quả, khi luật không cập nhật kịp thời sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của thị trường.

Do vậy, các thành viên thị trường cho rằng, trong điều kiện mới, để tạo ra những xung lực mới nhằm tạo động lực phát triển cho thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung cần có những sửa đổi.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật chuyên ngành khác chi phối xuyên suốt quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư từ quy hoạch dự án, tư vấn, đầu tư…. đang có sự đan xen, chồng chéo, không đồng bộ thống nhất giữa các luật. Do đó, quá trình sửa Luật Đất đai 2013 cần tiến hành song song với việc rà soát các điểm chồng chéo ở những văn bản luật khác như Luật Quy hoạch, Luật Kinh doanh bất động sản.

Nhiều bất cập trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)

"Luật Quy hoạch lại căn cứ vào từng loại quy hoạch thì người ta sẽ phân định các loại đất không giống với Luật Đất đai. Thứ hai về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong Luật Đất đai, người ta quy định kỳ quy hoạch sử dụng đất của cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện là 10 năm. Trong khi đó, kỳ quy hoạch trong luật quy hoạch người ta quy định có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm", PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Khoa Phát luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội, cho biết.

Vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất cũng được đánh giá là khâu khó nhất, kéo dài trong quá trình thực hiện một dự án. Việc xây dựng mức giá đền bù bám sát giá thị trường để hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước sẽ giải quyết được nút thắt này.

"Chúng ta nên có một cơ chế phân bổ tính theo tỷ lệ phần trăm của nhà đầu tư khi họ trả cho nhà nước thì nên chăng thay vì chúng ta đang trả cho người dân một cách gián tiếp thông qua cơ chế khung giá do nhà nước ban hành. Thay vì như vậy, chúng ta phân bổ một tỷ lệ phần trăm trả trực tiếp, có nghĩa là người dân trực tiếp hưởng lợi nếu phần đấy, diện tích đấy, vị trí đấy nó có giá trị cao", Trưởng Ban pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn nhận định.

Một bất cập nóng khác được chuyên gia nhắc đến là việc chưa có định danh cho loại hình bất động sản du lịch. Trên thực tế tại thời điểm 3 đạo luật liên quan đến bất động sản ra đời, phân khúc này chưa phát triển.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến trước đại dịch, bất động sản du lịch có sự phát triển bùng nổ. Song việc thiếu khung pháp lý đã dẫn đến nhiều tranh chấp, hàng trăm dự án không thể triển khai, nhà đầu tư bị mắc kẹt, mỗi địa phương lại có những quy định riêng, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của phân khúc này.

Hà Nột siết thuế chuyển nhượng bất động sản Hà Nột siết thuế chuyển nhượng bất động sản

VTV.vn - Cơ quan Thuế khẳng định sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định tại Luật Thuế.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước