Theo ghi nhận của PV, hiện nay giá nhãn tại một số địa phương như Sơn La, Hải Dương, Hưng Yên đang giao động từ 7.000 - 12.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều nhà vườn, giá nhãn năm nay rẻ hơn so với năm 2019, do sản lượng nhãn năm nay tăng tới 30%. Thêm vào đó, việc tái bùng phát dịch COVID-19 làm việc tiêu thụ nhãn cả trong nước, lẫn xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó.
Tuy nhiên, tại một số vùng trồng nhãn để xuất khẩu sang EU, Austrailia, Singapore, giá nhãn lại khá ổn định và cao hơn giá thị trường từ 30% - 50%, còn người trồng nhãn chỉ việc đợi doanh nghiệp đến thu mua.
Nhãn miền Bắc có nhiều thế mạnh cạnh tranh tại các thị trường lớn. (Ảnh: Dân trí)
Để chuẩn bị hàng xuất sang EU, chị Hồng đích thân xuống tận nhà vườn chọn những lô nhãn có mã quả sáng đẹp nhất. Mặc dù, công ty chị đã 2 lần lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhãn ở đây đã đạt. Tuy nhiên, vì lần đầu đưa nhãn miền Bắc sang EU, nên chị tự tay chọn những lô hàng đầu tiên, làm tiền đề tốt cho những năm sau.
Các vùng nguyên liệu nhãn chuyên sâu phục vụ xuất khẩu đang dần được hình thành tại các địa phương, tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp, để đẩy mạnh xuất khẩu nhãn, miền Bắc cần có những khu chế biến, sơ chế, đóng gói ngay trong vùng nguyên liệu.
Giá nhãn năm nay rẻ hơn so với năm 2019. (Ảnh: Dân trí)
Theo các doanh nghiệp, hiện nhãn miền Bắc trái to, mã vàng đẹp, có nhiều thế mạnh cạnh tranh với nhãn Thái Lan tại các thị trường lớn như EU, Austrailia, Mỹ… Nếu các địa phương mạnh dạn xây dựng các vùng nguyên liệu chất lượng cao, cùng với nâng cao năng lực chế biến, đóng gói tại chỗ, nhãn miền Bắc hoàn toàn có thể chinh phục thêm nhiều thị trường lớn và sẽ tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!