Các thống kê được công bố cho thấy, cách làm này có hiệu quả ở các mức độ khác nhau tùy theo mỗi nước. Tuy nhiên, nhìn chung việc đánh thuế trên không ảnh hưởng nhiều đến chuyện kinh doanh của các hãng sản xuất nước ngọt.
Mỗi nước châu Âu khi tăng thuế đánh vào đồ uống có đường đều tuyên bố, mục đích chính là làm giảm số người mắc bệnh do tiêu thụ quá nhiều đường. Ba năm đã trôi qua kể từ khi Vương quốc Bỉ tăng thuế với nước ngọt. Tổng kết mà tờ Le Soir đưa ra cho thấy, mục đích chính là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hiện chưa đong đếm được, nhưng mục đích khác là tăng thu ngân sách đã thành công mỹ mãn.
Tờ Svenska Dagbladet của Thụy Điển cho biết, Anh áp thuế theo công thức, hàm lượng đường cao hơn 5 g/100ml, mỗi lít nước ngọt sẽ phải cõng thêm 18 xu thuế, còn nếu cao hơn 8 g/100ml, thuế lên tới 24 xu. Trong khi đó, Bồ Đào Nha áp thuế này từ năm 2017 và ngay trong năm đầu tiên đã thu được 80 triệu Euro thuế, bổ sung cho ngân sách y tế. Na Uy có lẽ là nước đánh thuế nước ngọt và thực phẩm có đường sớm nhất, từ cách đây 30 năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!