Nguồn vốn FDI đã tăng gần 20% trong nửa đầu năm ngoái. Mức sống cao hơn thúc đẩy nhu cầu nội địa và cũng là tác nhân kích thích tăng trưởng của quốc gia Nam Á này. Bangladesh đã duy trì đà tăng trưởng mỗi năm từ 6% trở lên trong suốt 8 năm qua.
Xếp vị trí thứ 2 là Ấn Độ. Tốc độ tăng trưởng dự báo là 7,2%, xấp xỉ mức tăng của 2 năm qua. Đất nước này đang nuôi tham vọng trở thành một cường quốc mới về sản xuất hàng hóa, bao gồm cả thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc thiếu vốn dẫn đến sụt giảm sản lượng 8 ngành công nghiệp cốt lõi sẽ là rào cản lớn cho tăng trưởng trong năm nay. Hiện ngân hàng trung ương Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp kích thích tiền tệ và giảm thuế trong năm nay nhằm khắc phục điều này.
Vị trí thứ 3 thuộc về Tajikistan với mức tăng trưởng 7%. Ngành công nghiệp và dịch vụ cùng nhu cầu nội địa cao đã dẫn dắt sự tăng trưởng.
Nền kinh tế Myanmar đứng thứ 4 với dự báo 6,8%. Kim ngạch xuất khẩu của Myanmar tăng nhanh chóng trong 5 năm qua. Ngoài ra, chi phí cơ sở hạ tầng và chi tiêu tiêu dùng cũng góp phần tăng GDP.
Campuchia dự kiến tăng trưởng 6,8%, chủ yếu do khoản đầu tư của Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng GDP. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang mạnh tay chi tiền vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng ven biển và cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay.
Việt Nam chính là đất nước chốt danh sách top 6 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2020. Nếu đạt mức tăng trưởng dự báo 6,7%, Việt Nam sẽ là nước duy trì đà tăng trên 6% mỗi năm trong 8 năm qua. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình ở nhiều khía cạnh giống đất nước tăng trưởng đầu bảng Bangladesh. Tuy nhiên, Việt Nam đang dịch chuyển sang các mặt hàng sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn như đồ điện tử. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn là động cơ tăng trưởng cho nền kinh tế với mức tăng gần 70% trong năm ngoái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!