Nỗ lực tìm đơn hàng, giữ việc cho công nhân

VTV Digital-Thứ tư, ngày 09/11/2022 16:13 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất hiện đang diễn ra ở nhiều nhà máy, đặc biệt là ngành dệt may, da giày.

Nhiều doanh nghiệp cho biết có tới 30%, thậm chí 50% lao động phải giãn việc, dẫn tới thu nhập bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp và người lao động đang cố gắng xoay xở, chia sẻ cùng nhau, khi dự báo khó khăn có thể kéo dài tới hết quý I năm 2023.

Nếu như nửa đầu năm, Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Định có mức tăng trưởng 30% so với cùng kỳ, thì ở nửa cuối năm, với những khó khăn từ các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp bị giảm đơn hàng 40 - 50%. Doanh nghiệp đang nỗ lực ổn định hoạt động và quan trọng nhất là giữ việc, đảm bảo mức lương cho người lao động.

Đơn hàng chủ lực sang thị trường EU giảm đột ngột, để đảm bảo hoạt động và giữ việc cho hơn 1.500 công nhân, doanh nghiệp buộc phải thay đổi, tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…, đồng thời, chuyển đổi, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

"Mặt hàng truyền thống của chúng tôi là giày da nữ thời trang nhưng hiện giờ đã chuyển sang làm cả giày thể thao để làm sao có nhiều đơn hàng, đa dạng hoá mặt hàng, có hàng cho người lao động làm việc", ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Gia Định cho hay.

Nỗ lực tìm đơn hàng, giữ việc cho công nhân - Ảnh 1.

Tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất hiện đang diễn ra ở nhiều nhà máy, đặc biệt là ngành dệt may, da giày. Ảnh minh họa.

So với giai đoạn 6 tháng đầu năm, đơn hàng của Công ty PouYuen Việt Nam sụt giảm, chỉ còn 70 - 80% kể từ quý III. Doanh nghiệp đã cố gắng duy trì, tiếp tục giữ hoạt động sản xuất bằng các biện pháp tình thế như giảm giờ làm, giãn việc... May mắn hơn 53.000 người lao động của doanh nghiệp chấp nhận thu nhập giảm 20 - 30%, cùng doanh nghiệp vượt khó.

Hội Dệt may - Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, do khó khăn đến từ những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản... nên các doanh nghiệp đang liên kết để tìm đơn hàng ở thị trường mới. Những doanh nghiệp lớn, đơn hàng dồi dào, có xu hướng chia sẻ cho doanh nghiệp thiếu đơn hàng. Một số khác tìm cơ hội ngắn hạn ở thị trường nội địa.

Không chỉ nỗ lực giữ việc cho công nhân, nhiều doanh nghiệp đã lên phương án chăm lo Tết cho người lao động, cố gắng mức thưởng bằng dịp Tết năm trước.

“Xanh hóa” ngành dệt may: Cần chuyển đổi nhanh hơn “Xanh hóa” ngành dệt may: Cần chuyển đổi nhanh hơn

VTV.vn - Các chuyên gia cho rằng, xanh hóa ngành dệt may là xu thế cần chuyển đổi nhanh hơn tại Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước