Phải coi kinh tế số là động lực quan trọng cho Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 30/12/2019 09:23 GMT+7

VTV.vn - 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số có thể nhanh hơn nếu phát triển các nền tảng cho hàng triệu người.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam có thể là biểu tượng tiếp theo về sự trỗi dậy của một quốc gia châu Á. Chính phủ coi kinh tế số là động lực quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, đi tắt trong phát triển.

Cũng tại hội nghị, bên cạnh những chỉ số ấn tượng như Việt Nam lọt top 50 quốc gia hàng đầu về an toàn thông tin, ra mắt nhiều liên minh quan trọng, triển khai thành công nhiều hạ tầng dịch vụ với người dân là trung tâm, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tháo gỡ nhiều băn khoăn của nhân dân với những chiến lược mới của mình như kế hoạch tắt sóng 2G vào năm 2022.

Trên thực tế, sóng 2G tiêu tốn của các nhà mạng hàng ngàn tỷ mỗi năm trong khi lượng người dùng ngày càng giảm mạnh, dưới 5%. Nguồn vốn tiết kiệm được từ tắt sóng 2G sẽ được tái đầu tư, hỗ trợ để người dân chuyển đổi miễn phí sang thiết bị mới. Bên cạnh đó, cũng là nguồn thúc đẩy các doanh nghiệp Make in Vietnam sản xuất và phát triển các thiết bị thông minh.

Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Ghi nhận những đóng góp tích cực của ngành Thông tin và Truyền thông, đánh giá cao tầm quan trọng của phát triển kinh tế số đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gợi ý có thể đổi tên đơn vị thành Bộ Truyền thông và Kinh tế số.

Điện toán đám mây - Kinh tế chia sẻ hạ tầng số Điện toán đám mây - Kinh tế chia sẻ hạ tầng số

VTV.vn - Thị trường điện toán đám mây sẽ đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2022. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng điện toán đám mây là mô hình kinh tế chia sẻ trên hạ tầng số.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước