Phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu

Thùy Linh (t/h)-Chủ nhật, ngày 27/02/2022 15:18 GMT+7

Biểu tượng của SWIFT tại hội nghị tài chính ngân hàng ở Toronto, Canada tháng 10/2017. Ảnh: Reuters.

VTV.vn - Đây là loạt biện pháp trừng phạt mạnh nhất nhằm vào Nga, kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Ngày 26/2, các nước phương Tây trong đó có Mỹ, Pháp, Canada, Italy và Ủy ban châu Âu đã nhất trí loại các ngân hàng của Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT)

Trong tuyên bố chung, Nhà Trắng nói rằng nhóm các cường quốc thế giới "quyết tâm tiếp tục buộc Nga phải trả giá và bị cô lập hơn nữa với hệ thống tài chính toàn cầu cũng như các nền kinh tế của chúng tôi".

Nga chưa bình luận về thông tin trên. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine".

Hệ thống thanh toán toàn cầu được thành lập năm 1973 nhằm thay thế điện tín và hiện được hơn 11 nghìn tổ chức tài chính trên thế giới sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật.

Việc loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu sẽ khiến các ngân hàng nước này không thể tiếp cận với hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, giới phân tích lại lo ngại, biện pháp này sẽ có tác dụng ngược bởi nó sẽ gây tốn kém cho các quốc gia khác, nhất là những nước chịu phụ thuộc vào Nga về năng lượng hay lương thực.

Phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu - Ảnh 1.

Việc ngắt kết nối với SWIFT là một phần trong các hình phạt leo thang của Mỹ và EU với Nga (Ảnh: Getty).

Ngoài ra, các nước phương Tây còn đưa ra các biện pháp trừng phạt bao gồm việc hạn chế khả năng hỗ trợ đồng Rouble của Ngân hàng trung ương Nga và chấm dứt chương trình hộ chiếu vàng dành cho những người Nga giàu có và gia đình của họ.

Mỹ và châu Âu từng bất đồng về phương án loại một quốc gia khỏi SWIFT, gần đây nhất là vào năm 2018, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn cắt quyền tiếp cận hệ thống của Iran. Cuối cùng, SWIFT đã cắt quan hệ với các ngân hàng Iran vì lo ngại vi phạm các lệnh trừng phạt chống lại nước này.

Giới chuyên gia cho rằng SWIFT đang bị đánh giá quá cao, có nguy cơ phản tác dụng khi nó buộc Nga phải dồn lực tìm ra những cách thay thế để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, như củng cố hơn nữa mối quan hệ với Trung Quốc hay phát triển một loại tiền kỹ thuật số riêng.

Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitri Medvedev cảnh báo, Nga sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, trong đó có thể bao gồm việc không tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng còn hiệu lực và đóng băng các tài sản của phương Tây.

Quan chức này đồng thời cho biết, các hành động không thân thiện của Mỹ, Liên minh châu Âu và các đồng minh buộc Nga phải xem xét lại toàn bộ mối quan hệ với những quốc gia này.

Theo AP, việc EU trừng phạt Nga thông qua SWIFT là một quá trình khó khăn vì kim ngạch thương mại của EU với Nga lên đến 80 tỷ Euro, gấp khoảng 10 lần so với Mỹ. Đặc biệt, Đức không thích biện pháp này vì nó có thể ảnh hưởng nặng đến họ.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực hạn chế thiệt hại tài sản của việc tách (Nga) khỏi SWIFT. Những gì chúng tôi cần là một hạn chế chức năng, có mục tiêu của SWIFT".

Phương Tây trừng phạt Nga, thị trường dầu có bị ảnh hưởng? Phương Tây trừng phạt Nga, thị trường dầu có bị ảnh hưởng? Thị trường toàn cầu chao đảo vì căng thẳng Nga - Ukraine Thị trường toàn cầu chao đảo vì căng thẳng Nga - Ukraine Fitch hạ xếp hạng của Ukraine, tín dụng trái phiếu Nga xuống mức “vô giá trị” Fitch hạ xếp hạng của Ukraine, tín dụng trái phiếu Nga xuống mức “vô giá trị”

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước