Đây là nhận định đáng chú ý được đưa ra tại phiên thảo luận chuyên đề chiều 2/10 về sản xuất thông minh. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Cách mạng 4.0 do Ban Kinh tế TW chủ trì.
Sản xuất thông minh, trước tiên là mối quan hệ giữa con người và robot. Thế nhưng, nếu chỉ có tự động hóa thì chưa thể gọi là sản xuất thông minh khi những cỗ máy không có cách tự kết nối và tự cải thiện vận hành của chính nó.
Theo ông Raimund Klein, Phụ trách bộ phận Công nghiệp số, Siemens ASEAN, tương lai tự động hóa là sự giao thoa giữa thế giới thực và thế giới ảo. Với máy móc, nhà máy mới, thực tế ảo tăng cường sẽ giúp tối giản chi phí và thời gian thiết kế, thử nghiệm, vận hành và tăng sản lượng.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất tai Việt Nam hiện nay, với hơn 90% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, chính là nguồn vốn, bởi sản xuất thông minh không hề rẻ. Vì không chỉ phải thay đổi thiết bị đáp ứng được công nghệ số, DN mà còn phải thay thế công nghệ sản xuất, công nghệ cao, công nghệ sản xuất mới nhất để có thể sản xuất thông minh.
Do vậy, doanh nghiệp Việt cần xác định một lộ trình dài hơi. Đó là tự động hóa từng khâu, tiến tới tự động hóa từng dây chuyền và dùng công nghệ số để biến dây chuyền đó thành dây chuyền thông minh và sau đó là nhà máy thông minh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!