Việc không phải là một quốc gia độc lập nên Scotland không được gia nhập trực tiếp vào Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác. Người Scotland cho rằng, họ đang phải chia sẻ gánh nặng kinh tế với Vương quốc Anh.
Trên trang kinh doanh tại Scotland, chiếc đồng hồ nợ công của Vương quốc Anh luôn chạy kèm với dòng chữ “Mỗi giây người Scotland phải trả 127 bảng cho khoản nợ công nhưng không được công bố”.
Quy mô khoảng 5 triệu dân và GDP hơn 200 tỷ USD, Scotland đang định hướng mình tới một mô hình phát triển tốt như Nauy. Kinh tế đang tăng trưởng đều, nguồn dầu mỏ biển Bắc dồi dào và thu nhập đầu người chẳng kém gì vương quốc. Đây là cái cớ để giới chức Scotland kiên quyết xin độc lập. Tuy nhiên, tờ Bưu điện Anh khẳng định, nếu rời Anh, tiêu chuẩn sống mỗi hộ gia đình Scotland sẽ giảm 2 con số.
Tờ BBC cho rằng, thu nhập của người Scotland có thể tăng lên 1.400 bảng/năm nhưng để duy trì các vấn đề an sinh xã hội, các loại thuế sẽ phải tăng 3%, nếu không sẽ phải cắt giảm 11% chi tiêu cho dịch vụ công. Và tiền để thay đổi thể chế rơi vào khoảng 1,5-2,7 tỷ bảng. Nhưng cấp thiết nhất, nếu tách ra khỏi Anh thì Scotland sẽ dùng đồng tiền nào? Tiếp tục dùng đồng bảng? Không thể. Chỉ có một cách là gia nhập Eurozone.
Ngay khi nghe tin này, Chủ tịch EC đã phản ứng. Chủ tịch EC đã tuyên bố, Scotland khó trở thành thành viên của EU nếu tách ra khỏi Anh bởi Scotland phải nhận nguồn viện trợ từ Anh Quốc 27 tỷ bảng (20% GDP/năm). Điều này rất có thể biến Scotland trở thành Hy Lạp thứ hai nếu gia nhập EU hay Eurozone.
Không lối ra nếu tách khỏi Anh quốc. Cuộc trưng cầu dân ý Referendum vào tháng 9 tới được dân mạng chế nhạo thành Neverendum (chẳng bao giờ trưng cầu được).
Sau đây là bình luận của báo chí quốc tế về nội dung này: