Sự phát triển ồ ạt các KCN, đâu là giải pháp khắc phục?

TCKTCT-Thứ hai, ngày 30/09/2013 07:23 GMT+7

 Tại nhiều địa phương, tình trạng các chủ đầu tư tuyên bố trả lại KCN và việc đầu tư đình trệ diễn ra ngày càng nhiều. Điều đáng nói, sự đình trệ các dự án KCN gây thiệt hại nặng nề về kinh tế không chỉ cho chủ đầu tư mà cả cư dân sống ở địa phương trong vùng quy hoạch khu công nghiệp.

Hiện tại ở ĐBSCL có 120 khu công nghiệp và cụm công nghiệp chiếm diện tích 25.000 ha. Rất nhiều trong số đó một thời coi là biểu tượng hiện hữu cho sự phát triển kinh tế của vùng. Nhiều lễ động thổ rầm rộ đã được triển khai và kèm theo đó là những kế hoạch không kém phần hoành tráng và quy mô nhưng nhiều năm trôi qua, không ít KCN vẫn chỉ là bãi đất trống. Tỷ lệ lấp đầy ở mức rất thấp chỉ khoảng 22%. Nhiều KCN bỏ trống nhiều năm không thu hút được các doanh nghiệp tham gia.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lấp đầy thấp do “quy hoạch thiếu sự gắn kết giữa phát triển kinh tế của từng địa phương, tỉnh thành với liên kết vùng và cả quốc gia. Thứ hai, những khó khăn kinh tế vĩ mô khiến sức hấp dẫn KCN với nhà đầu tư khó khăn. Thứ ba, sự đầu tư ồ ạt theo phong trào và chiến lược phát triển chưa dựa trên ưu thế của từng địa phương”.

‘ Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh (phải) trong cuộc trao đổi

Đến lúc này, các nhà đầu tư đã bắt đầu trả lại khu công nghiệp cho địa phương. Xu hướng này đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Giải pháp nào để khắc phục những hậu quả cho sự phát triển ồ ạt của các KCN và cụm công nghiệp trong nhiều năm qua. Đó cũng là chủ đề trong chương trình Tạp chí kinh tế cuối tuần tuần này với sự tham gia bình luận của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Sau đây là nội dung chi tiết:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước