Tăng giá xăng dầu nhiều lần: Chiêu lách luật mới?

Trần Hiền - Thúy Hằng-Thứ ba, ngày 01/07/2014 09:00 GMT+7

Nhiều người tiêu dùng đã tính toán, với mức giá DN được tự quyết tăng khoảng 500 đồng cho mỗi lít xăng dầu, mặc dù không cao nhưng tăng nhiều lần cũng là cách lách luật mới.

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ được tự quyền tăng giá khoảng 500 đồng cho mỗi lít nếu giá cơ sở so với giá thế giới có biến động trong phạm vi 3%. Đó là một trong các nội dung sửa đổi Nghị định 84 về quản lý giá xăng dầu vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là kiểu “bình mới rượu cũ” bởi thị trường xăng dầu hiện nay vẫn tồn tại một doanh nghiệp chiếm tới 47% thị phần, đó là Petrolimex thì rất khó phát triển theo cơ chế thị trường. Thay vì trước đây, các doanh nghiệp tăng 1 lần với mức giá cao, thì nay sẽ chia nhỏ để tăng giá nhiều lần.

Theo quy định mới của Nghị định 84 sửa đổi, nếu giá xăng dầu thế giới dao động từ 1-3% thì DN đầu mối kinh doanh xăng trong nước sẽ được quyền tự quyết định tăng giá. Trường hợp giá cơ sở tăng vượt 3-7% so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp xăng dầu phải gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh tới các cơ quan chức năng.

‘ Nhiều chuyên gia cho rằng quy định như trong dự thảo mới đang theo xu hướng có lợi cho DN. Ảnh: VOV

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, TGĐ công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn cho rằng: Dự thảo mới có những tiến bộ: Thứ nhất là chia nhỏ điều chỉnh giá sẽ không bị gây sốc với thị trường, trước đây có những lần tăng giá 1.000-2.000đ/lít, với khung như hiện nay sẽ vào khoảng 300-500đ/lít sẽ không gây sốc cho thị trường. Thứ hai, khi kéo thời gian tính giá từ 30 ngày xuống 15 ngày, điều đó giúp giá xăng dầu Việt Nam sẽ cập nhật với giá xăng dầu thế giới.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã tính toán, với mức giá doanh nghiệp được tự quyết tăng khoảng 500 đồng cho mỗi lít xăng dầu, mặc dù không cao nhưng tăng nhiều lần cũng là một cách lách mới. Và thực tế đã chứng minh từ đầu năm đến nay, giá xăng đầu đã tăng 10 mà chưa thấy giảm.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó chủ tịch Tổng thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, mặc dù doanh nghiệp tự quyết định tăng giá khi giá thế giới dao động từ 1-3%, nhưng các doanh nghiệp bị kiểm soát bằng cách áp tính giá cơ sở chung cho tất cả các doanh nghiệp. “Tất cả các doanh nghiêp kinh doanh đầu mối xăng dầu vẫn bị kiểm soát bằng công thức tình giá cơ sở, tức là khống chế mỗi lít xăng dầu có giá bao nhiêu”.

Tuy nhiên chuyên gia Ngô Trí Long lại phản biện: Theo Luật Cạnh tranh, nếu một mặt hàng nào đó phát triển theo cơ chế thị trường, thì thị phần của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải chiếm dưới 30%. Nhưng trên thực tế, mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một doanh nghiệp chiếm thị phần đến 47%, đó là Petrolimex. Ông Long khẳng định: “Thực tế vẫn chỉ là “rượu cũ bình mới mà thôi”. Bởi theo Luật Cạnh tranh không cho phép các doanh nghiệp chiếm trên 30% có thể phát triển theo cơ chế thị trường”.

Việt Nam hiện có tới 17 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhưng chưa bao giờ người tiêu dùng trong nước được mua giá xăng dầu bằng sự cạnh tranh thực sự của thị trường, bởi sự tăng hay giảm giá bán mỗi lít xăng dầu 16 doanh nghiệp còn lại đều chạy theo Petrolimex. Petrolimex tăng thì các doanh nghiệp cũng tăng, Petrolimex giảm, các doanh nghiệp cũng giảm.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước