Việc phát triển thủy điện luôn hấp dẫn các nhà đầu tư cũng như chính phủ các nước.
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, Trung Quốc, đổ ra biển Đông tại đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Với độ cao trên 5.000m, sông Mekong có độ chênh lệch thế năng cao, tiềm năng phát triển thủy điện rất lớn.
Theo ước tính của Ủy hội sông Mekong quốc tế, tiềm năng thủy điện trên toàn lưu vực có thể đạt tới 54.000 MW, trong đó khu vực thượng nguồn có thể khai thác khoảng 23.000 MW, chiếm khoảng 42%.
Từ nhiều thập niên trước, các nước có tiềm năng thủy điện đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các nhà máy thủy điện trên các dòng nhánh. Đến những năm cuối của thập kỷ trước, nhu cầu khai thác thủy điện trên dòng chính cũng bắt đầu tăng mạnh.
Mặc dù các dự án thủy điện trên dòng chính, đều được cho rằng, sẽ có những ảnh hưởng tới các nước hạ nguồn. Nhưng do lợi ích kinh tế, nên việc phát triển thủy điện vẫn luôn hấp dẫn các nhà đầu tư cũng như chính phủ các nước.
Trước tình hình này, năm 2008, Ủy hội sông Mekong quốc tế chính thức triển khai Sáng kiến Thủy điện Bền vững (ISH). Sáng kiến này nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.
Phát triển thủy điện bền vững được Ủy hội Mekong quốc tế xác định là vấn đề quan trọng trong khung hoạt động của Ủy hội. Theo kế hoạch, Sáng kiến Thủy điện Bền vững đã kết thúc vào cuối năm 2015, tuy nhiên các hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến vẫn đang tiếp tục được triển khai. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song quá trình thực hiện sáng kiến cũng bộc lộ nhiều khó khăn.
Tại Việt Nam, dự án “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong”, do Việt Nam đặt hàng các chuyên gia nước ngoài thực hiện, cũng chính thức công bố kết quả nghiên cứu vào tháng 9 năm ngoái. Theo đó, các đập thủy điện dòng chính sẽ gây tổn thất 2,2% GDP Đồng bằng sông Cửu Long và 0,3% GDP cả nước, tương đương 85 triệu USD xuất khẩu gạo.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!