Thanh long rớt giá - Điệp khúc "được mùa, mất giá" vẫn chưa có hồi kết

Hoàng Nga (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 08/10/2018 10:19 GMT+7

VTV.vn - Các báo trong nước những ngày qua tràn ngập hình ảnh những vườn thanh long chín đỏ nhưng lại hầu như không có thương lái tới hỏi mua.

Theo bài viết trên VnExpress, hai tuần trước, thanh long được thu mua với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg thì hiện rớt xuống còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, giá bán chưa bằng cốc nước ở viả hè Hà Nội. Ở nhiều nơi, nhà vườn đã phải đổ bỏ.

Nông dân ở một loạt các địa phương vốn được coi là thủ phủ trồng thanh long như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang đang rơi vào tình cảnh điêu đứng do không tìm được đầu ra.

Thanh long rớt giá - Điệp khúc được mùa, mất giá vẫn chưa có hồi kết - Ảnh 1.

Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này? Bài báo trên trang Vietnamnet cho biết, năm nay, thanh long chính vụ gặp thời tiết thuận lợi, nhà vườn trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến dư thừa hàng. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc không "ăn hàng". Thực tế, cũng có trường hợp thanh long tại vườn của nhiều nông dân có giá rẻ là do trái xấu, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Khoảng 80% thanh long hiện đều được xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Vì vậy, khi thị trường này không tiếp nhận, người trồng thanh long không còn nơi tiêu thụ.

Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện nông sản Việt gặp phải tình huống "được mùa mất giá".

Thanh long rớt giá - Điệp khúc được mùa, mất giá vẫn chưa có hồi kết - Ảnh 2.

Tờ An ninh thủ đô nhận định, tình trạng "được mùa, mất giá" đã diễn ra nhiều năm nay, những cuộc "giải cứu" tình thương vẫn tiếp tục diễn ra. Một lý do chính dẫn đến tình trạng dư thừa vẫn là do nông dân thiếu thông tin về thị trường, sản xuất theo lối cũ, chạy theo cái đắt đỏ tức thì mà không lường trước được việc thị trường sẽ bão hòa, thậm chí thừa cung.

Một trong những giải pháp cần đẩy mạnh thực hiện là nông dân cần tham gia vào chuỗi sản xuất, cùng liên kết lại với nhau thành tổ đội sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã. Việc này giúp người nông dân sản xuất chủ động, sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ được ký kết trước khi vào vụ.

Nếu liên kết sản xuất, nông dân sẽ không rơi vào tình cảnh bấp bênh về giá, sản xuất ra không biết bán cho ai. Thực tế, đã có nhiều trường hợp liên kết thành công theo mô hình trên. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, với người nông dân trồng nông sản nhỏ lẻ, manh mún tại nhiều địa phương, cách thức liên kết, ký kết làm ăn với doanh nghiệp vẫn còn là những điều còn lạ lẫm nếu không có sự hướng dẫn cụ thể, rốt ráo từ các địa phương.

Thanh long xuất khẩu giảm giá, giảm lượng Thanh long xuất khẩu giảm giá, giảm lượng Bình Thuận: Giá chỉ còn chưa tới 2.000 đồng/kg, thanh long bị đổ bỏ cho bò ăn Bình Thuận: Giá chỉ còn chưa tới 2.000 đồng/kg, thanh long bị đổ bỏ cho bò ăn Thanh long xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường Thanh long xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước