Thị trường cà phê nội địa: Tiềm năng nhưng bị bỏ ngỏ

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 05/07/2020 06:16 GMT+7

Thị trường cà phê nội địa nhiều tiềm năng nhưng bị bỏ ngỏ. Ảnh minh họa: Tạp chí Công Thương

VTV.vn - Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê thô nhưng thị trường tiêu thụ nội địa chỉ chiếm chưa đến 10% sản lượng.

Trên 90% sản lượng cà phê thô của Việt Nam hiện dành cho xuất khẩu, chưa đến 10% còn lại là dành chế biến và tiêu thụ trong nước. Trong khi trên thế giới, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 7kg cà phê/năm tại Việt Nam hiện mới chỉ đạt 2kg/người.

Đây là cơ hội để mở rộng tiêu thụ trong nước, nhất là khi đối tượng yêu thích và uống cà phê tại Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh và dịch chuyển sang cả tầng lớp trẻ, giới nữ.

Việc gia tăng lượng tiêu thụ nội địa vào lúc này không chỉ góp phần quan trọng nâng cao giá trị cà phê của Việt Nam mà còn hỗ trợ người nông dân giảm phụ thuộc vào biến động giá trên thế giới, cải thiện giá bán.

Thị trường cà phê nội địa: Tiềm năng nhưng bị bỏ ngỏ - Ảnh 1.

Việc gia tăng lượng tiêu thụ nội địa sẽ hỗ trợ người nông dân giảm phụ thuộc vào biến động giá trên thế giới. Ảnh: Dân trí

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước ước có gần 1 triệu tấn giá cà phê thô được xuất khẩu, mang lại kim ngạch trên 1,6 tỷ USD, nhưng cũng có nhiều diện tích cà phê bị người dân phá bỏ. Nguyên nhân là giá cà phê thô hiện chỉ còn hơn 30.000 đồng/kg, mức thấp nhất trong nhiều năm qua khiến người trồng điêu đứng.

Do vậy, việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước nói riêng và tăng cường chế biến sâu nói chung không chỉ giúp gia tăng giá trị cà phê thô gấp hàng chục lần, mà còn giúp giảm áp lực nguồn cung, kìm đà giảm giá, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp trồng cà phê an tâm sản xuất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước