Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% - Giải pháp trọng tâm để ứng phó dịch COVID-19

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 09/04/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Trong các cuộc họp bàn về giải pháp khắc phục thiệt hại do COVID-19, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công phải quyết liệt triển khai để hỗ trợ kinh tế.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công (sửa đổi). Tại đây, nhiều quy định về quản lý nguồn vốn, thanh quyết toán và chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân để chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được cụ thể hóa:

- Cơ quan nào không phân bổ hết vốn được giao sẽ bị xem xét thu hồi, điều chuyển cho các nơi khác có nhu cầu trước ngày 30/6 năm kế hoạch, không để tình trạng không làm được nhưng vẫn giữ vốn;

- Còn nếu tới 31/1 của năm sau năm kế hoạch, nếu không giải ngân hết vốn được phân bổ thì sẽ xem xét cắt vốn;

- Nếu không có lý do bất khả kháng, không được phép kéo dài thời gian giải ngân. Khi đó, phần dự toán còn lại sẽ bị hủy;

- Gắn trách nhiệm giải ngân hết vốn đầu tư công cho người đứng đầu từng bộ ngành và địa phương;

- Nghị định cho phép được thanh toán trước, hoàn thiện hồ sơ sau với một số cấu phần dự án;

- Tiến độ giải ngân phải được báo cáo chi tiết theo từng tháng, từng quý, nửa năm và cả năm.

Các quy định được đưa vào Nghị định có nghĩa là nó không còn chỉ là chủ trương mà đã thành các chế tài cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc thực hiện và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan. Với Luật Đầu tư công sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay, kết quả của quý I vừa qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,2%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Có thể thấy, các văn bản quy pháp pháp luật này đã phần nào phát huy hiệu quả.

Đáng chú ý, Luật Đầu tư công sửa đổi được cho là đã tháo gỡ được những vướng mắc ở khâu đầu tiên, đó là phân bổ vốn. Cụ thể, việc phân bổ vốn cho từng dự án đã được giao cho các bộ ngành, địa phương triển khai ngay từ cuối năm trước, thay vì dồn khối lượng lớn công việc cho một đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dẫn đến chậm giao kế hoạch vốn, khiến các khâu tiếp sau cũng bị chậm theo như trước đây.

Tuy nhiên, khâu thi công được xem là tồn tại nhiều vướng mắc nhất, bởi nó phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đặc biệt với năm nay, tình hình dịch bệnh đang tác động sâu rộng đến tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, lại càng khiến bài toán giải ngân đầu tư công đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Nhiều chế tài mạnh tay xử lý chậm giải ngân vốn đầu tư công Nhiều chế tài mạnh tay xử lý chậm giải ngân vốn đầu tư công

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước