Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi?

Điệp Anh-Thứ bảy, ngày 11/07/2020 11:00 GMT+7

VTV.vn - Hóa đơn tiền điện tăng có phải là đột biến hay mùa hè thì tăng là dĩ nhiên? Vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua chung quy lại cũng chỉ vì 4 chữ: cách tính giá điện.

Đề xuất "điện một giá" mới đây của Bộ Công Thương như một diễn biến tiếp theo nối dài những tranh luận của mọi người, cả ngoài đời và trên mạng xã hội. Khách hàng dùng điện sinh hoạt được lựa chọn cách tính giá điện: hoặc một giá hoặc theo biểu giá bậc thang sẽ rút từ 6 còn 5 bậc.

Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 1.

Rõ ràng, cách tính 1 giá sẽ khiến những gia đình dùng ít, trung bình dưới 200 kWh, tiền điện sẽ tăng còn những hộ dùng 400 kWh trở lên, số tiền phải trả hàng tháng lại giảm. Đối tượng dùng dưới 200 kWh thường là các hộ nghèo, thu nhập thấp và lâu nay họ vẫn được Nhà nước "trợ giá".

Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 2.


Tính tiền điện một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, điện cũng là một thứ hàng hóa, vì thế, không nên phân biệt người giàu hay người nghèo. Mọi người tiêu dùng phải bình đẳng như nhau.

Tại Singapore, giá bán điện sinh hoạt cho hộ gia đình chỉ có một mức duy nhất là 24,39 cent/kWh nhưng được điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần để phản ánh sự thay đổi chi phí của giá điện. Ở New Zealand, có khoảng 20 đơn vị cung cấp điện. Giá tính theo thoả thuận giữa người sử dụng và công ty cung cấp. Thực tế, sẽ không có biểu giá điện nào thoả mãn tất cả các điều kiện, yêu cầu của khách hàng. Điều mà người dùng thực sự quan tâm là mức định giá hợp lý và sẽ không bất ngờ khi cầm hoá đơn tiền điện trên tay vào mỗi cuối tháng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước