Năm 2019, tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA mới chỉ đạt chưa tới 40%. Tỷ lệ này trong năm 2017 đạt 68,3%, năm 2018 là 43% và hết năm 2019 chỉ đạt 39,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra. Theo các chuyên gia, việc chậm triển khai các dự án sẽ làm tăng khoảng 17,6% chi phí mỗi năm, trong đó 6,5% do lạm phát và 11,1% do lợi ích của dự án bị mất đi. Tính trung bình, việc chậm trễ từ 2 - 3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính.
Nếu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 được Thủ tướng giao là hơn 47.000 tỷ đồng, thực tế giải ngân chỉ chưa đến 19.000 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2018. Có 15 Bộ và 8 địa phương có tình trạng giải ngân thấp.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy giải ngân cũng như sử dụng hiệu quả hơn vốn ODA, cần phải đưa ra những quy chế rõ ràng, có thưởng có phạt cho các đơn vị làm tốt hoặc không tốt. Đồng thời, cần lựa chọn thận trọng, thu hẹp lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, ưu tiên phân bổ cho các dự án quan trọng, sẵn sàng điều chuyển vốn từ các dự án chậm triển khai sang các dự án giải ngân nhanh, trao cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân nếu đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi VTV.vn - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng giai đoạn 2017-2018, tốc độ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn thấp so với thời gian trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!